Nguyên nhân và các biện pháp cải thiện răng ê buốt

Kiến thức nha khoa

Nguyên nhân và các biện pháp cải thiện răng ê buốt

16/04/2020

Răng bị ê buốt là hiện tượng thường thấy ở răng miệng của người trưởng thành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khiến bạn cảm thấy bất tiện trong việc ăn uống. Vậy bị ê buốt răng có nguy hiểm không và làm thế nào để trị ê buốt răng? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời qua bài viết sau đây.

Răng bị ê buốt là bệnh gì?

rang-bi-e-buot

Răng nhạy cảm là gì? (Ảnh: Internet)

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm – một bệnh lý răng miệng phổ biếng trong nha khoa. Đây là hiện tượng quá cảm ngà hoặc cảm giác ê buốt ngay chân răng làm bạn khó chịu. Hiện tượng này thường gặp ở người trưởng thành.

Tình trạng ê buốt răng xảy ra khi nào?

Một số trường hợp răng bị ê buốt như sau:

Răng bị nhạy cảm ê buốt khi nhai

Khi nhai đồ ăn thông thường có cảm giác ê ở chân răng. Với một số đồ ăn khó nhai như dai, cứng thì cảm giác ê buốt rõ rệt.

Khi ăn đồ ăn thông thường có cảm giác ê ở chân răng. Với một số đồ ăn khó nhai như dai, cứng thì cảm giác ê buốt rõ rệt.

Răng nhạy cảm khi nhai (Ảnh: Internet)

Răng ê buốt khi ăn lạnh

Thường thấy khi bạn ăn kem hay đá bào, các loại trái cây ướp lạnh

Răng ê buốt khi uống nước lạnh

Tương tự như ăn đồ lạnh, vào mùa nóng rất nhiều người có thói quen uống nước lạnh. Khi nước lạnh tràn vào khoang miệng gây ra hiện tượng ê buốt dữ dội ở một hoặc nhiều vị trí răng.

Tương tự như ăn đồ lạnh, vào mùa nóng rất nhiều người có thói quen uống nước lạnh. Khi nước lạnh tràn vào khoang miệng gây ra hiện tượng ê buốt dữ dội ở một hoặc nhiều vị trí răng.

Răng gặp tình trạng ê buốt khi uống đồ lạnh (Ảnh: Internet)

Răng ê buốt sau khi bọc sứ

Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường xảy ra trong 1-2 ngày sau khi bọc sứ. Trừ khi bị ê buốt quá nặng hoặc kéo dài quá lâu thì bạn không cần phải lo lắng.

Răng nhạy cảm sau khi tẩy răng

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến. Trong quá trình tẩy trắng, các chất hóa học có thể tác động vào men răng hoặc chân răng. Làm răng yếu đi rõ rệt.Thậm chí ở một số người, triệu chứng này nghiêm trọng đến mức “đi đường gió lùa cũng thấy ê răng”.

Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên trừ những trường hợp sau: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Những hóa chất có trong thuốc tẩy có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà bầu hoặc thai nhi Trẻ em chưa đủ 16 tuổi bởi lúc này sự phát triển và điều chỉnh của răng vẫn chưa hoàn thiện Người mắc bệnh nha chu như sâu răng, mòn cổ răng,… Người bị dị ứng với các thành phần trong thuốc tẩy trắng

Răng nhạy cảm sau khi tẩy trắng (Ảnh: Internet)

Răng ê buốt vì sao?

Đối với trường hợp ê buốt sau khi bọc sứ, nguyên nhân có thể là:

  • Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng, Vết tủy viêm sẽ hoại tử, tác động vào dây thần kinh gây nên những cơn đau dữ dội.
  • Chưa điều trị triệt để bệnh nha chu, sâu răng. Nếu không nạo sạch lỗ sâu răng trước khi bọc sứ thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào sâu trong tủy. Gây ra viêm tủy và nặng hơn là áp xê và hỏng răng hoàn toàn.
  • Chỉnh khớp cắn không chuẩn. Thao tác chỉnh khớp cắn sai lệch làm răng bị cộm, vướng ngay cả khi không nhai. Tình trạng này cũng gây ra ê buốt và cần phải điều chỉnh sớm để tránh gây ra ảnh hưởng cho răng thật về sau.

Răng bị ê buốt do một số nguyên nhân sau: Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng, Vết tủy viêm sẽ hoại tử, tác động vào dây thần kinh gây nên những cơn đau dữ dội. Chưa điều trị triệt để bệnh nha chu, sâu răng. Nếu không nạo sạch lỗ sâu răng trước khi bọc sứ thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào sâu trong tủy. Gây ra viêm tủy và nặng hơn là áp xê và hỏng răng hoàn toàn. Chỉnh khớp cắn không chuẩn. Thao tác chỉnh khớp cắn sai lệch làm răng bị cộm, vướng ngay cả khi không nhai. Tình trạng này cũng gây ra ê buốt và cần phải điều chỉnh sớm để tránh gây ra ảnh hưởng cho răng thật về sau.

Vì sao răng lại bị nhạy cảm? (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng răng nhạy cảm.

Cấu trúc răng bị tổn thương

Một số trường hợp răng bị mẻ hay mòn hở cổ răng làm lộ ra ngà răng. Đây là phần nhạy cảm và có thể bị kích thích dẫn đến ê buốt khi nhiệt độ thay đổi hay ăn một số loại thực phẩm.

Tụt nướu

Theo thời gian, nướu răng bị tụt dần để lộ lớp ngà chân răng. Lúc này acid trọng nước bọt và thực phẩm làm men chân răng mỏng dần đi. Từ đó hệ thống dây thần kinh bên trong nhạy cảm và dễ bị kích thích làm ê buốt.

Tụt nướu là một trong những nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm (Ảnh: Internet)

Theo thời gian, nướu răng bị tụt dần để lộ lớp ngà chân răng. Lúc này acid trọng nước bọt và thực phẩm làm men chân răng mỏng dần đi. Từ đó hệ thống dây thần kinh bên trong nhạy cảm và dễ bị kích thích làm ê buốt.

Chăm sóc răng miệng không tốt

3 sai lầm thường gặp trong vệ sinh răng miệng là: Chải răng quá mạnh. Sử dụng kem đánh răng có độ tẩy rửa, bào mòn cao. Chải răng không đúng cách hay quá nhiều lần trong một ngày. Những sai lầm này làm hại đến lớp men răng và khiến răng nhạy cảm hơn.

Ăn nhiều đồ chua

Những thức ăn có chứa nhiều acid như cam, chanh và những loại nước ngọt có gas có thể gây mòn và phân hủy bề mặt răng.

Những thức ăn có chứa nhiều acid như cam, chanh và những loại nước ngọt có gas có thể gây mòn và phân hủy bề mặt răng.

Ăn nhiều đồ chua khiến men răng bị mài mòn và nhạy cảm. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra nước súc miệng cũng không nên được sử dụng quá thường xuyên. Vì nó chứa acid và nếu dùng quá nhiều thì cũng sẽ gây mòn men răng.

Các thói quen gây hại

Nhai đá, dùng răng mở nắp chai, cắn vật cứng, nghiến răng,…là những thói quen vô tình làm tổn thương cấu trúc răng.

Răng bị buốt phải làm sao?

Răng gặp tình trạng ê buốt và lung lay có nguy hiểm không?

Răng bị buốt và lung lay là biểu hiện răng không khỏe mạnh, đang bị tổn thương. Vì vậy nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngay khi phát hiện biểu hiện ê buốt và lung lay thì hãy nhanh chóng thăm khám để nhận được tư vấn chính xác nhất.

Răng bị nhạy cảm và lung lay có nguy hiểm? (Ảnh: Internet)

Răng bị buốt và lung lay là biểu hiện răng không khỏe mạnh, đang bị tổn thương. Vì vậy nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngay khi phát hiện biểu hiện ê buốt và lung lay thì hãy nhanh chóng thăm khám để nhận được tư vấn chính xác nhất.

Tẩy răng bị ê buốt phải làm sao?

Nếu tẩy răng bị ê buốt, hãy chú ý theo dõi tình trạng của răng. Nếu sau 1-2 ngày mà việc ê buốt vẫn kéo dài hay nặng nề hơn, hãy đến trung tâm nha khoa để kiểm tra lại. Có thể trong trường hợp này răng bạn đã bị tổn thương. Trong thời gian theo dõi tại nhà, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc giảm ê buốt răng dưới đây.

Cách giảm ê buốt răng

Vệ sinh răng đúng cách

Khi chải răng, chuyển động bàn chải theo chiều dọc thay vì ngang để lấy được cặn thức ăn triệt để nhất. Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để vừa làm sạch tối ưu mà lại nhẹ nhàng với nướu. Dùng kem đánh răng bổ sung các chất cần thiết như flouride để răng phục hồi tốt. Hạn chế những loại kem đánh răng được quảng cáo làm trắng răng mạnh mẽ.

Vệ sinh răng đúng cách sẽ bảo vệ răng khỏi sự ê buốt (Ảnh: Internet)

Khi chải răng, chuyển động bàn chải theo chiều dọc thay vì ngang để lấy được cặn thức ăn triệt để nhất. Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để vừa làm sạch tối ưu mà lại nhẹ nhàng với nướu. Dùng kem đánh răng bổ sung các chất cần thiết như flouride để răng phục hồi tốt. Hạn chế những loại kem đánh răng được quảng cáo làm trắng răng mạnh mẽ.

Súc miệng với nước muối sinh lý

Nếu có thể hay thay thế nước súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, giúp hạn chế vi khuẩn sản sinh và ngừa sâu răng rất tốt.

Nếu có thể hay thay thế nước súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, giúp hạn chế vi khuẩn sản sinh và ngừa sâu răng rất tốt.

Súc miệng với nước muối sinh lý rất tốt cho răng (Ảnh: Internet)

Thói quen ăn uống hợp lý

Tránh những thực phẩm chứa quá nhiều đường, quá nóng, quá lạnh hay cay, mặn. Vì chúng sẽ làm bạn càng khó chịu với những cơn ê buốt. Thay vào đó, nên ăn nhiều chất xơ, thực phẩm chứa canxi và bổ xung khoáng chất để răng chắc khỏe. Một số gợi ý là các loại đậu, hạnh nhân, cải bắp, táo, sữa,….

Ngừng nghiến răng

Nếu bạn có thói quen này, hãy chú ý và loại bỏ dần. Còn nếu bạn nghiến răng trong vô thức, đặc biệt khi ngủ, thì hãy sử dụng hàm chống nghiến răng vào ban đêm. Hàm chống nghiến này không thể mua được ở ngoài. Vì vậy hãy đến các phòng nha khoa để bác sĩ chỉ định thực hiện.

Ngừng nghiến răng Nếu bạn có thói quen này, hãy chú ý và loại bỏ dần. Còn nếu bạn nghiến răng trong vô thức, đặc biệt khi ngủ, thì hãy sử dụng hàm chống nghiến răng vào ban đêm. Hàm chống nghiến này không thể mua được ở ngoài. Vì vậy hãy đến các phòng nha khoa để bác sĩ chỉ định thực hiện.

Lợi bỏ thói quen nghiến răng sẽ giúp hạn chế sự nhạy cảm cho răng (Ảnh: Internet)

Khi gặp tình trạng răng bị ê buốt không nên tùy tiện mua thuốc uống hay chần chờ trong việc kiểm tra chữa trị. Đây có thể là biểu hiện của răng bị tổn thương nên hãy theo dõi cẩn thận và đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Nha Khoa Tân Định chúc bạn có được hàm răng chắc khỏe và đẹp như ý.

Các phương pháp phục hình răng cũng đang là một chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp phục hình răng qua hai bài viết: “5 điều nhất định bạn nên biết khi cấy ghép Implant” và “7 thắc mắc thường gặp nhất khi làm cầu răng sứ

Tác giả: Nha Khoa Tân Định

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH