Làm gì để khắc phục chứng hôi miệng ?

Kiến thức nha khoa

Làm gì để khắc phục chứng hôi miệng ?

04/06/2022

Gây ra sự bối rối, mất tự tin trong các cuộc đối thoại, giao tiếp với người khác. Chứng hôi miệng gây không ít khó khăn với rất nhiều người, đây là tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ khoang miệng và có mùi rất nồng.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do mùi đặc trưng của các hợp chất Sulphur được phân giải trong khoang miệng bay hơi tạo ra. Xét về các khía cạnh chi tiết hơn, chứng hôi miệng có các nguyên nhân sau:

1.1 Mùi hôi do vi khuẩn

Khu vực ứ đọng của khoang miệng, các túi nha chu, vùng kẽ răng và các vùng sang thương sâu răng là nơi sinh sống ưa thích của các vi khuẩn kỵ khí Gram âm. Các loài này phân giải protein và giải phóng các hợp chất Sulphur có mùi hôi bên trong khoang miệng.

Vi Khuẩn Gây Hôi Miệng
Vi khuẩn phát triển dễ dàng gây hôi miệng

1.2 Nguyên nhân tạm thời

  • Một số loại thực phẩm như sữa, bơ, phô mai có hàm lượng protein cao và một số loại như rượu, thuốc lá khi được phân hủy trong khoang miệng sẽ sinh ra các axit amin có chứa hợp chất sulphur tạo mùi.
  • Một số loại thức ăn như hành, tỏi có chứa hàm lượng sulphur cao, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôi miệng.
  • Thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi mà còn làm tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn do làm tăng lượng chất dễ bay hơi trong miệng và làm khô niêm mạc miệng.
  • Buổi tối khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra thường giảm mạnh, từ đó vi khuẩn có điều kiện để phát triển mạnh hơn. Do đó khi thức dậy vào buổi sáng, hơi thở thường có mùi nồng khó chịu, đây là tình trạng hết sức bình thường đối với mỗi người.

1.3 Nguyên nhân do bệnh nha chu

  • Các bệnh nha chu có thể kể đến như: viêm nướu, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp-xe miệng… đều là những nguyên nhân chính tạo ra mùi hôi.
  • Các vết loét ác tính, loét aphthous hay thậm chí là một số loại thuốc cũng có thể tạo ra mùi hôi.
  • Lượng nước bọt bị giảm tiết do các nguyên nhân khác nhau như: tuổi tác, thuốc, xạ trị, hóa trị và hội chứng Sjogren cũng là một trong số những nguyên nhân đáng lưu ý.
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ dẫn đến cặn lưỡi, nấm Candida sinh sản hay các khí cụ chỉnh nhà như niềng răng, răng giả… không được vệ sinh kỹ càng cũng dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng.
  • Ngoài ra, các ổ răng, tủy xương và vùng xương xung quanh khi hoại tử cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng do sự phát triển mạnh của vi khuẩn tại đó.
hội chứng Sjogren
hội chứng Sjogren

1.4 Nguyên nhân từ các cơ quan khác trong cơ thể

  • Một số thuốc điều trị có thể gây ra mùi hôi trong khoang miệng như: amphetamine, chloral hydrate, dimethyl sulphoxide, difulfiram, phenothiazine, nitrate và nitrite…
  • Các bệnh hệ hô hấp như rối loạn hô hấp ở mũi, các xoang, amidan, vùng hầu… có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng hôi miệng.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày… là các nguyên nhân điển hình của chứng hôi miệng.
  • Mỡ trong cơ thể bị phân hủy mất kiểm soát do các bệnh về gan, thận, tiểu đường…
  • Ngoài ra, còn có một nguyên nhân hiếm gặp nhưng không thể bỏ qua đó là Hội chứng mùi cá ươn: đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn chuyển hóa trimethylamine (loại chất có mùi tanh trong thực phẩm) làm tích tụ trong cơ thể đặc biệt là ở gan trước khi được bài tiết ra ngoài.

Các phương pháp khắc phục

Bắt đầu từ những phương pháp dễ dàng và mang tính thường nhật nhất. Chúng ta cần quan tâm hơn đến cách thức vệ sinh răng miệng hàng ngày như:

  • Chải răng đúng cách (mặt bàn chải xoay tròn, chải lần lượt 3 mặt của răng, từ ngoài vào trong).
  • Chải đúng và đủ mỗi ngày: buổi sáng khi thức dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kĩ kẽ răng. Cạo lưỡi khi đánh răng.
    Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa
    Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa
  • Sử dụng các loại kẹo cao su, nước súc miệng, lá bạc hà… sau khi ăn thức ăn có mùi hôi và nồng.
  • Thường xuyên uống nước để giữ khoang miệng không bị khô.

Ngoài ra, chúng ta cần đến thăm khám tại nha sĩ định kỳ mỗi 4 – 6 tháng nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng răng miệng hiện tại để đưa ra phương án xử lý kịp thời nếu xảy ra các bệnh lý vùng răng miệng.

Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ tư vấn cho chúng ta biết nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ bệnh lý từ các cơ quan khác như gan, thận, hô hấp… Từ đó hướng dẫn chúng ta đến gặp bác sĩ có đúng chuyên môn để xử lý tình trạng bệnh.

Hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây hôi miệng. Đồng thời hiểu biết thêm về các cách khắc phục. Không còn e ngại và trở nên tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và đối tác. Nha Khoa Tân Định rất vui vì có thể giúp cho cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc và tốt đẹp hơn.


“ Your Smile-Our Passion” là sứ mệnh mà chúng tôi luôn hướng tới. Đến với Nha khoa Tân Định, Quý khách sẽ được điều trị bởi các Bác sĩ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tận tâm, có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề,kèm theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thực hiện được những ca phức tạp để đem lại nụ cười hài lòng cho khách hàng.

NHA KHOA TÂN ĐỊNH

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH