Những điều mẹ cần biết khi bé mọc răng?
Giai đoạn mọc răng ở trẻ nhỏ luôn là khoảng thời gian khó khăn của cả bố mẹ và em bé. Vì thế, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những thông tin, kiến thức cơ bản để dễ dàng xử trí khi bé mọc răng. Thường vào khoảng đầu tháng thứ 6, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ dần lộ diện, các “rối loạn” đi kèm như nóng sốt, biếng ăn,…luôn khiến các mẹ lo lắng. Hãy cùng Nha khoa Tân Định tìm hiểu để hiểu hơn về thời kỳ khó khăn này nhé!
Dấu hiệu bé mọc răng
Thời điểm mọc răng sữa của trẻ nhỏ thường không giống nhau, nhưng thường vào giai đoạn từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Trẻ có thể mọc răng trễ do một số lý do (Ảnh: internet)
- Trẻ đẻ thiếu tháng, ăn thiếu chất.
- Do di truyền từ gia đình.
- Thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác gây ra chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Do ăn dặm muộn, nướu không được kích thích.
- Cơ địa khác nhau.
Thế nhưng, các bậc cha mẹ có thể đoán được thời gian mọc răng sữa của bé thông qua các dấu hiệu như:
Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ (Ảnh: internet)
- Biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi, dễ kích động.
- Chảy nhiều nước dãi, nướu sưng kèm lở loét.
- Thường xuyên gặm đồ vật, ngón tay.
- Rối loạn tiêu hóa nhẹ.
- Sốt nhẹ, ăn uống kém.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi răng nhú lên và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày.
Quy trình mọc răng sữa
Thứ tự mọc răng sữa của bé thường sẽ theo những khoảng thời gian như sau:
Quá trình mọc răng của trẻ được chia thành 5 giai đoạn (Ảnh: internet)
- Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa. Răng cửa hàm dưới sẽ xuất hiện đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6. Trẻ sẽ bị cáu gắt, khó chịu, sốt nhẹ,.., Sau hai răng cửa hàm dưới, hai răng cửa hàm trên sẽ mọc khi sang tháng thứ 8.
- Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên. 7 tháng đến 10 tháng, 2 răng cửa trên tiếp tục mọc, hai răng cửa hàm dưới mọc khi bé bước vào tháng 16.
- Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa. Sau khi răng cửa mọc đủ, răng hàm sẽ dần xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng bên trong thuộc hàm trên. Sau đó sẽ là hai chiếc răng hàm dưới. Lúc này, cần chú trọng việc bổ sung fluor và phòng ngừa bệnh răng miệng cho bé.
- Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa. Răng này sẽ nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng. Hai răng nanh hàm dưới sẽ nhú mọc sau khi hai chiếc hàm trên mọc đầy đủ. Có vài trẻ phải đến 22 tháng mới mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa.
- Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng. Vào tháng thứ 20, hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ mọc đầy đủ ở hàm dưới. Tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm phía trên.
Lưu ý khi bé mọc răng
Những lưu ý khi trẻ mọc răng (Ảnh: internet)
Trẻ sơ sinh hoàn thiện quá trình mọc răng khi bước vào tháng tuổi thứ 30. Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ trình tự mọc răng của trẻ để có thể phản ứng kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bất thường mà không bị quá bất ngờ hay bỡ ngỡ. Theo dõi con trẻ thường xuyên, ghi nhớ và đánh dấu trên lịch những thay đổi về răng miệng của trẻ để có thể dễ dàng trao đổi với bác sĩ khi cần.
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Giống như người lớn, khi mọc răng bé sẽ gặp tình trạng đau nhức, có thể bị sốt dẫn đến việc bỏ bữa, chán ăn. Chính vì vậy hãy nhẹ nhàng chăm sóc các bé:
Cách cho bé ăn trong thời kỳ mọc răng (Ảnh: internet)
- Hãy chia bữa ăn thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 như thường lệ. Mỗi lần chỉ cần ăn từng chút là được.
- Hầm nhừ đồ ăn cho trẻ, mềm nhuyễn, tốt nhất là dạng cháo loãng, súp. Khi đó sẽ dẽ dàng cho bé hơn vì chỉ cần nuốt chứ không cần phải nhai. Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn hoặc vắt sữa và đút cho con ăn.
- Bạn nên ép trái cây lấy nước để ngăn mát tủ lạnh, giúp tình trạng đau nhức giảm thiểu tối đa. Vì với đồ uống mát, nướu sẽ đỡ sưng đau hơn.
Những điều cần lưu ý khi bé mọc răng
Nếu bé sốt trên 38 độ, mẹ hãy lấy một chiếc khăn ấm và đặt lên trán hoặc lau người cho trẻ. Có thể dùng thuốc hạ sốt sau khi xin phép ý kiến bác sĩ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lau miệng bằng khăn mềm và lau răng khi bé vừa ăn xong.
Giai đoạn mọc răng là giai đoạn bé sẽ luôn có xu hướng ngứa răng và cắn mọi thứ (Ảnh: internet)
Giai đoạn mọc răng, bé có xu hướng cho mọi thứ vào miệng nhai vì ngứa răng. Chuẩn bị các loại đồ vật làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe, đồ vật mềm,…Cẩn thận trẻ nuốt đồ vật. Trong trường hợp sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì. Bạn nên cho trẻ đến bác sĩ để ngăn ngừa trường hợp xấu. Các mẹ nên lưu ý những cách trên để kịp thời nhận biết và ứng biến khi trẻ có những dấu hiệu tương tự. Chỉ cần theo dõi bé yêu của bạn thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ hiểu bé hơn và có những cách chăm sóc phù hợp nhất.
Giai đoạn bé mọc răng vô cùng vất vả, nào là quấy khóc rồi sốt, biếng ăn. Khi ấy, chắc hẳn bậc phụ huynh nào cũng sẽ bối rối và lo lắng. Tuy nhiên, đây là những giai đoạn trẻ phải trải qua trong quá trình lớn lên. Hãy liên hệ ngay nha khoa uy tín Tân Định nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên và nha sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn tận tâm nhất có thể.
Đừng bỏ lỡ những kiến thức nha khoa trong các bài viết kỳ sau của Nha Khoa Tân Định. Đón đọc hai bài viết: “Kinh nghiệm hữu ích khi trám răng sâu bạn phải biết” và “Tất tần tật các thông tin về niềng răng mắc cài bạn phải biết”