Mewing là gì? 6 điều bạn nên biết về mewing
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bài tập Mewing phổ biến ở trên các trang mạng xã hội. Nhưng hiện tại chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh về độ hiệu quả của kỹ thuật Mewing. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lịch sử phát triển của Mewing và một số giải pháp khác để thay thế cho bài tập Mewing giúp cải thiện đường nét trên khuôn mặt hiệu quả hơn.
Mewing là gì
Mewing thực chất là một bài tập cơ chức năng liên quan đến việc đặt lưỡi. Ở bài tập này bạn sẽ đặt toàn bộ phần lưỡi lên vòm họng trong khi hai hàm răng khép lại ở trạng thái nghỉ ngơi. Nên lưu ý, khép lại ở đây có nghĩa là hai môi gần chạm nhau không phải là nghiến. Nhiều người cho rằng phương pháp này sẽ khiến cho đường viền hàm dưới, giúp jawline trở nên sắc nét và đẹp hơn. Thậm chí, nếu duy trì lâu dài thì mũi và cằm sẽ trở nên cao hơn.
Những người tin theo Mewing cho rằng tập Mewing có tác dụng:
Bác sĩ John Mew – người đã sáng tạo ra phương pháp Mewing đưa ra lời khuyên: Lúc đặt và đẩy lưỡi chúng ta hãy để bản thân thoải mái xem bài tập như một thói quen, không nên quá tập trung vì rất dễ bị căng thẳng.
Công dụng của mewing
Đa phần là các bạn trẻ ủng hộ và thực hiện Mewing. Để có được sự thay đổi, chúng ta cần có sự kiên trì tập luyện trong thời gian dài, đặc biệt là đối với những người đã trường thành. Cũng có một số bài báo nói rằng bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong vòng 1 – 2 tháng nếu luyện tập thường xuyên. Nhưng đối với một số khác lại không tin vào Mewing, và họ cho rằng sự thay đổi đường nét khuôn mặt, jawline là do dậy thì và quá trình phát triển. Có thể những bức ảnh có sự thay đổi là do góc chụp và trang điểm.
Về công dung: Bài tập giúp khung xương gò má cao hơn, đường jawline sẽ rõ nét hơn, tạo nên sự quyến rũ. Nhiều người còn cho rằng nó có thể thay thế phương pháp niềng răng hay phẫu thuật xương hàm nhằm thay đổi kết cấu khuôn mặt. Tuy nhiên, chưa có một chứng minh khoa học nào khẳng định về vấn đề đó.
Ngược lại, nếu bạn tập sai thì sẽ để lại những hậu quả khó lường:
- Khi khớp cắn bị lệch, khớp cắn ngược, nhiều người tin rằng tập Mewing sẽ giúp đưa khớp cắn về đúng vị trí, nhưng sự thật không phải vậy.
- Với những răng khôn gây đau nhức, viêm nhiễm và răng số 7 bị hỏng do răng khôn mọc lệch… điều bạn cần làm là đến gặp nha sĩ để loại bỏ răng khôn này, không nên quá kỳ vọng vào Mewing. Vì nhiều người cho rằng Mewing giúp nong rộng khung hàm và không cần nhổ răng khôn.
- Khi bị há miệng có tiếng kêu, bị hạn chế khi há miệng thì tập Mewing sẽ giúp cải thiện khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, nếu bạn không nhanh chóng đến nha sĩ để khắc phục thì rất dễ bỏ qua thời điểm vàng để điều trị tình trạng này khiến cho những khớp thái dương sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành của mewing
Dr. John Mew. Con trai ông – Dr. Mike Mew là cha đẻ của Mewing. Ông cũng là một người thực hành trường phái Orthotropics và phát triển về Mewing sau đó up những video đầu tiên lên kênh youtube. Từ đó phương pháp này phố biến như bạn đã thấy.
Trường phái Orthotropics được nhiều người biết đến là các bài tập về tư thế của khuôn mặt giúp thay đổi cấu trúc xương làm cho đường jawline đẹp hơn mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.
Tới năm 2018, do độ phổ biến của nó mà Mewing đã trở thành trào lưu. Dù xét về mặt khoa học, Mewing không giúp thay đổi cấu trúc xương nhưng cũng không thể phụ nhận được lợi ích của Mewing mang lại. Chúng giúp cho người tập loại bỏ được thói quen xấu nhờ vào việc thập nuốt, thở và tập lưỡi.
Đến 2010, vì có những lời chỉ trích cực đoan về phương pháp chỉnh nha truyền thống cộng với việc tuyên truyền về Mewing mà không có chứng cứ khoa học, Dr.John Mew đã bị hội đồng Nha Khoa Anh Quốc tước giấy phép hành nghề.
Cách thực hiện phương pháp mewing
Bài tập Mewing khá đơn giản, bạn có thể tự thực hiện ở nhà theo các bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí đặt lưỡi. Bạn hãy đặt lưỡi phía sau răng cửa nhưng không đẩy để tránh tình trạng răng bị hô.
Bước 2: Kéo căng môi Không nhất thiết phải để hai hàm chạm vào nhau.
Bước 3: Nuốt nước bọt, hãy đảm bảo toàn bộ lưỡi của bạn vẫn đang ở phần hàm trên.
Bước 4: Hãy khép môi lại và giữ như vậy tầm 20 – 30 phút.
Phương pháp Mewing cần được thực hiện đủ lâu và thường xuyên để bạn có thể thấy được sự thay đổi, thường là 8 tháng hoặc thậm chí 1 năm.
Những lỗi sai thường gặp của tập mewing
Thở bằng miệng là lỗi nghiêm trọng hay gặp phải, bạn cần khắc phục ngay vì:
- Môi trên dễ bị kéo lên cao
- Mặt bị hẹp lại và dài ra
- Cằm nhỏ lại
- Các răng cửa không chạm được nhau
Vì vậy, bạn cần thở bằng mũi khi thực hiện bài tập Mewing.
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm sẽ khiến sự di chuyển khối xương hàm cản trở. Bên cạnh đó, một số bạn chỉ sử dụng đầu lưỡi mà không sử dụng cuống lưỡi khi tập Mewing sẽ bị sai phương pháp. Việc thiếu kiên nhẫn cũng là trường hợp thường gặp, do kết quả mà bài tập này mang lại khá lâu. Vì thế, bạn đừng nản mà bỏ cuộc khi chỉ thực hiện được vài ngày nhé!
Những trường hợp nên và không nên tập mewing
Những trường hợp nên tập Mewing
- Người hay có thói quen đẩy lưỡi hoặc thở bằng miệng.
- Hàm dưới bị thụt vào bên trong.
- Những người bị móm ở hàm trên.
Đối với trường hợp không nên tập Mewing
- Những người có khuôn hàm hẹp quá mức.
- Người bị hô cả 2 hàm
- Những người trong giai đoạn niềng răng.
Khi gặp các vấn đề về răng miệng cần tư vấn và điều trị, hãy liên hệ Nha Khoa Tân Định để được tư vấn và điều trị bởi những bác sĩ/chuyên gia với trên 20 năm kinh nghiệm trong nghề.