U men xương hàm là gì? Triệu chứng và cách điều trị u men xương hàm

Kiến thức nha khoa

U men xương hàm là gì? Triệu chứng và cách điều trị u men xương hàm

30/12/2021

Các vấn đề bệnh trong khoang miệng luôn khiến cho chúng ta lo lắng vì nó âm thầm và có thể diễn biến nặng bất cứ lúc nào. Điển hình là bệnh u men xương hàm. Vậy bệnh này có nguy hiểm không, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng chống như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Nha Khoa Tân Định giải đáp rõ ràng ở dưới.

U men xương hàm
U men xương hàm

U men xương hàm là gì?

U men xương hàm là một loại u có nguồn gốc từ liên bào tạo ra men. Vốn là u lành tính nhưng lại âm thầm phát triển nhanh chóng và có thể phá hủy cấu trúc men xương và chuyển thành u ác tính rất nguy hiểm.

U men răng tạo ra bởi các tế bào hình thành  từ lớp men lót bảo vệ trên răng. Chúng biệt hóa theo kiểu dị thường, không tạo men răng mà tạo thành u men. Bệnh này được các bác sĩ nghiên cứu và chỉ ra có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở tuổi trên 40 và ở nam giới bị nhiều hơn nữ giới. 

Bệnh u men xương hàm
Bệnh u men xương hàm

Triệu chứng u men răng xương hàm

U men ngoại biên

Triệu chứng u men răng xuất hiện ban đầu đôi khi chúng ta khó nhận ra nhưng nặng hơn thì sẽ thấy rõ. Với sự phát triển dị thường trong quá trình biệt hóa biểu mô hình thành răng nên tạo thành các tế bào tạo men lạc chỗ ở nướu hoặc xương ổ răng. Dấu hiệu cho thấy là có khối u với bề mặt nhẵn bóng có thể 1 hay nhiều thùy. 

U men trung tâm

Đối với u men xương hàm trên: Tùy vào mức độ nặng nhẹ, kích thước phát triển mà u men trung tâm sẽ thể hiện khác nhau. Cụ thể như người bệnh thấy bị sưng to lên ở tầng giữa mặt, má sưng đau nhức nhiều ngày, ở xương ngách lợi bị đau nhức, tấy đỏ, khó chịu vùng mũi và có thể bị mất khứu giác. Vì dây thần kinh V2 bị tác động nên xuất hiện triệu chứng tê môi trên, vùng má và cạnh mũi.

Đối với u men xương hàm dưới: 

  • Giai đoạn sớm: Khối u lúc này đang âm thầm phát triển khá chậm, không chú ý kỹ không phát hiện ra triệu chứng. Chỉ khi đi khám định kỳ sức khỏe, chụp  X – quang mới phát hiện ra. 
  • Giai đoạn u phát triển: Lúc này u đã lớn hơn phá hủy cấu trúc xương các phần mô xung quanh, làm tê môi má, tiêu ngót chân răng. U lớn nên làm phồng xương, bệnh nhân có mặt biến dạng, đau nhức, ngứa nhức mũi và ăn uống khó khăn. Chiếc răng trên u bị lung lay, miệng có mùi hôi vì có mủ và nhiều vi khuẩn
  • Giai đoạn nặng: Khối u kích thước lớn thấy rõ nên phồng xương, biến dạng mặt. Răng lung lay, toàn bộ răng miệng sưng tấy đau nhức. Việc ăn uống khó khăn, quanh u bị mưng mủ, chảy dịch có mùi.

Chẩn đoán u men răng

Khi nghi có dấu hiệu bị bệnh thì người bệnh tới các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Bác sĩ chỉ định thực hiện các biện pháp để chẩn đoán bệnh cụ thể. Bao gồm các cách thức như sau:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ tiến hành chụp X quang, CT scanMRI xác định tình trạng của u cụ thể. Hoặc có thể chẩn đoán bằng tia X thông thường tại các phòng khám nha khoa. 
Chụp CT kiểm tra răng miệng
Chụp CT kiểm tra răng miệng
  • Xét nghiệm mô bệnh học: Bác sĩ sẽ sử dụng cách thức lấy mô mẫu hoặc mẫu tế bào để đưa tới phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm. Nếu phát hiện tế bào u thì sẽ xác định luôn tình trạng, tiến triển bệnh ở giai đoạn nào cụ thể.

Cách điều trị u men xương hàm

Khi bị bệnh u men xương hàm thì ngay lập tức người bệnh cần phải tới bệnh viện lớn để thăm khám kỹ lại và nghe bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, chữa trị cụ thể. Hiện nay có các phương pháp sau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ u: Biện pháp này phổ biến nhất nhằm loại bỏ triệt để u men xương hàm giảm sự tiến triển, phá hủy cơ thể và sức khỏe người bệnh. Bác sĩ sẽ phẫu thuật trong phòng riêng, đảm bảo giữ bờ nền xương hàm sau phục hình lại răng để ăn nhai thức ăn đảm bảo cuộc sống.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u và đoạn xương hàm: Nếu u đã phát triển nặng hơn thì ngoài cắt bỏ khối u còn phải bỏ một đoạn xương hàm bị ảnh hưởng. Ca phẫu thuật tiếp sau là tái tạo lại hàm và phục hình cấu trúc răng để ăn uống sau đó.
Phục hình răng sau phẫu thuật bỏ u tại Nha khoa Tân Định
Phục hình răng sau phẫu thuật bỏ u tại Nha khoa Tân Định
  • Liệu pháp xạ trị và phẫu thuật: Kết hợp 2 phương pháp này để loại bỏ triệt để u men ở xương hàm. Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định làm xạ trị nếu chưa cần phải phẫu thuật. 

Thực tế u men xương hàm trên sẽ khó hơn phần hàm dưới vì nó liên quan tới cấu trúc khi giải phẫu và có thể bị ảnh hưởng tới các phần khác. Chưa kể sau khi phẫu thuật thì bệnh có thể bị tái phát nên bệnh nhân không nên chủ quan.

Nếu phát hiện u men xương hàm và điều trị muộn thì có để lại di chứng gì không?

Nếu bệnh nhân được phát hiện u men ở xương hàm muộn và mới điều trị sau thì có thể xảy ra không ít di chứng tai hại. Thứ nhất là việc điều trị kéo dài, phức tạp, đau đớn và tốn kém hơn ở các giai đoạn đầu của bệnh. Thứ 2 có thể để lại các di chứng như mặt bị hóp, mất nhiều răng, ảnh hưởng giọng nói, khó ăn nhai, lệch mặt. Vẻ đẹp thẩm mỹ cho người bệnh bị giảm đi khá nhiều.

Cách phòng bệnh u men xương hàm

Để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý đến tình trạng và sức khỏe răng miệng của mình. Hàng ngày, khi vệ sinh răng bạn hãy để ý nếu có dấu hiệu nào bất thường thì nhanh chóng tới cơ sở y tế để bác sĩ chuyên môn thăm khám. 

Ngoài ra, trong nhà có trẻ em chậm mọc răng, răng hàm bị thiếu thì bạn nên đưa đi chụp X-Quang xác định răng ở đâu. Có phát hiện ra u men răng chèn vào vị trí khiến răng khó mọc hay không. 

Khoảng mỗi 3-6 tháng bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng. Để khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cũng sẽ được xác định để điều trị sớm kịp thời tránh bị u phát triển nặng hơn. 

Khi bạn hiểu rõ hơn về u men xương hàm là gì thì có thể biết để nhận diện các dấu hiệu bất thường, tránh chủ quan để ảnh hưởng sức khỏe . Tại NHA KHOA TÂN ĐỊNH có đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi, máy móc hiện đại sẽ giúp mọi người kiểm tra tình trạng răng chuẩn nhất, xác định các vấn đề rõ ràng và có hướng chăm sóc răng phù hợp. Hãy ghé Nha Khoa Tân Định  khi có nhu cầu nhé

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH