Bí kíp giúp giảm đau nhức răng vào ban đêm hiệu quả
Đau răng là một cảm giác cực kỳ khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Đặc biệt, cơn đau nhức răng vào ban đêm còn dữ dội hơn so với ban ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề đau răng ban đêm, từ đó giúp bạn tìm ra giải pháp chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng vào ban đêm
Hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến đau răng về đêm sẽ giúp chúng ta cách khắc phục vấn đề này hiệu quả hơn. Nguyên nhân phổ biến nhiều người gặp phải là do sâu răng. Sâu răng xảy ra khi axit và vi khuẩn phá vỡ men răng, ăn mòn các mô mỏng ở bên trong răng. Điều này có thể làm lộ các dây thần kinh, dẫn đến các cơn đau từ nhẹ đến đau răng dữ dội.
Đau răng ban đêm cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về nướu hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Cụ thể như sau:
Chấn thương hàm gây đau nhức răng vào ban đêm
Các triệu chứng chấn thương hàm gây đau răng có thể kể đến như:
-
Sái quai hàm: gây đau đớn, khó chịu khi nhai, cứng hàm hoặc các ảnh hưởng đến răng miệng như tê nướu, đau răng liên tục hoặc răng lung lay.
-
Lệch hàm: khiến hàm nhô ra quá mức, răng không thẳng hàng hoặc không thể ngậm miệng hoàn toàn.
-
Các chấn thương mạnh tác động lên vùng mặt gây đau răng âm ỉ hoặc nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm.
Chấn thương hàm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và ăn uống. Các triệu chứng này cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.
Viêm xoang
Viêm xoang và nhiễm trùng xoang xảy ra khi các mô lót trong xoang bị viêm và sưng tấy. Theo đó, đau răng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm xoang. Điều này được gây ra bởi áp lực xoang và dịch thoát ra từ xoang nhiễm trùng. Cảm giác đau thường gây ra ở phía sau các răng hàm trên, gần với xoang.
Trám răng bị hỏng khiến đau nhức răng vào ban đêm
Miếng trám răng sâu có thể bị hỏng hoặc rơi ra ngoài vì các nguyên nhân sau:
-
Sâu răng hoặc tổn thương răng mới quanh miếng trám
-
Chấn thương răng, chân răng
-
Nghiến răng
-
Nhai thức ăn cứng
Miếng trám răng bị hỏng có thể dẫn đến các cơn đau răng âm ỉ, đặc biệt là vào ban đêm khi áp lực tác động lên răng.
Thức ăn và mảnh vụn nhét vào răng gây đau nhức răng vào ban đêm
Các vụn thức ăn có thể bám vào răng, dẫn đến các tình trạng tổn thương răng. Nếu không làm sạch răng vào ban đêm, các mảnh vụn thức ăn có thể kết hợp với axit dẫn đến tình trạng đau răng vào ban đêm.
Nhiễm trùng răng
Nhiễm trùng răng hay áp xe răng là tình trạng hình thành túi mủ chứa vi khuẩn ở các vùng răng khác nhau. Nguyên nhân là do sâu răng không được điều trị triệt để, hay chấn thương răng hoặc tác dụng phụ của các biện pháp chăm sóc răng miệng.
Mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng do làm thủng một phần hoặc toàn bộ phần nướu. Điều này có thể dẫn đến đau răng, dữ dội và nghiêm trọng vào ban đêm. Một người có tổng cộng 4 chiếc răng khôn và các răng thường không mọc vào cùng một lúc. Do đó, tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn có thể lặp đi lặp lại vào những thời điểm khác nhau.
Ngoài ra, răng khôn mọc khi xương hàm đã ổn định. Do đó, nếu không đủ chỗ để mọc, răng khôn có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và dẫn đến tình trạng đau răng âm ỉ.
Bệnh nướu răng là nguyên nhân đau nhức răng vào ban đêm
Viêm nướu răng cũng là một trong những bệnh lý phổ biến gây nhức răng khi ngủ. Bởi tình trạng này có thể khiến răng bị tụt lợi, chảy máu, sưng lợi,… Triệu chứng của bệnh này gây ra cảm giác đau nhức khó chịu khi ăn nhai, thậm chí gây đau nhức nhiều về đêm.
Nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ là tình trạng người bệnh nghiến chặt hàm một cách vô thức. Tình trạng này có thể dẫn đến đau răng vào ban đêm, đau đầu và đau ở hàm, mặt hoặc tai. Ngoài ra, nghiến răng còn làm mòn răng, tổn thương và tăng nguy cơ mất răng.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm với hộp sọ. Các khớp này hoạt động khi nói, nhai và nuốt. Rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khi khớp hàm và cơ hàm có vấn đề. Thông thường tình trạng này xảy ra sau chấn thương hàm hoặc viêm khớp do hoạt động quá sức.
Rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể dẫn đến đau hoặc nhức răng vào ban đêm khi vệ sinh răng miệng, chẳng hạn như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và làm sạch răng chuyên nghiệp định kỳ.
Các cách giảm đau nhức răng vào ban đêm hiệu quả
Sử dụng thuốc giảm đau răng không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin, có hiệu quả trong việc giảm đau. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn về cách sử dụng và liều lượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thuốc mỡ giảm đau, hoặc miếng dán giảm đau răng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Giữ cho đầu ở vị trí cao
Một lý do khiến nhiều cơn đau nhức răng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm là vì khi một người nằm xuống, máu sẽ dồn lên đầu. Lượng máu tăng thêm ở khu vực này có thể làm tăng cảm giác đau và áp lực mà người bệnh cảm thấy do đau răng.
Do đó, người bị nhức răng vào ban đêm nên kê thêm một hoặc hai chiếc gối để giảm đau và giúp người bệnh dễ ngủ hơn.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm đau nhức răng vào ban đêm
Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng, bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng chứa cồn để khử trùng khoang miệng. Điều này sẽ giúp giảm bớt phần nào cơn đau răng khó chịu.
Chườm lạnh trước khi ngủ
Dùng đá lạnh để chườm cũng là mẹo giúp giảm đau nhức răng được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ lạnh giúp mạch máu co lại và làm tê vùng bị đau nên cơn đau sẽ giảm ngay lập tức.
Áp dụng các bài thuốc từ thảo dược giảm đau nhức răng vào ban đêm
Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa đau răng về đêm:
-
Lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, sau đó giã nát với muối và rượu trắng. Lọc lấy hỗn hợp nước này để súc miệng trước khi đi ngủ. Thực hiện 2-3 ngày.
-
Vỏ xoài: Lấy vỏ xoài đun sôi với nước, đợi nguội rồi hòa với rượu trắng để ngậm trước khi đi ngủ.
-
Tỏi và lá ổi: Giã nhuyễn vài nhánh tỏi với lá ổi, sau đó trộn với muối hột để đắp lên chỗ răng bị đau. Điều này rất hiệu quả trong việc giảm đau nhức răng.
-
Tinh dầu tràm: Ngậm tinh dầu tràm trong vòng 5 – 10 phút, sau đó nhổ ra và súc miệng nhiều lần bằng nước sạch.
-
Trà bạc hà: Dùng nước ấm hãm lá bạc hà khô, sau đó súc miệng bằng hỗn hợp này để giảm đau răng vào ban đêm.
Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp dân gian chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, bạn vẫn nên đến Nha Khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm.
Tránh ăn các loại thực phẩm lạnh, cứng hoặc có tính axit trước khi ngủ
Bạn không nên ăn thức ăn có tính axit, thức ăn cứng hoặc thức ăn lạnh trước khi đi ngủ. Điều này có thể làm cho cơn đau răng trở nên tồi tệ hơn.
Lời kết
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau răng, nha sĩ sẽ xem xét và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn bị sâu răng mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng và lấp lỗ sâu trong răng lại. Còn trong trường hợp răng bị mẻ hoặc nứt, họ sẽ thực hiện liệu trình trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ. Bên cạnh đó, ngay từ hôm nay bạn hãy chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình bằng cách kiểm tra răng miệng định kỳ để phòng trường hơp đau nhức răng vào ban đêm nhé!
Nếu cần thêm thông tin chi tiết, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Tân Định để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
-
Địa chỉ: 3 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
-
Website: nhakhoatandinh.com
-
Fanpage: Nha Khoa Tân Định
-
Hotline: 0932 678 648