Xung quanh thấy ai cũng mọc răng khôn mà mình lại chưa mọc cái nào khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Hôm nay, nha khoa Tân Định sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về việc: răng khôn mọc khi nào? Răng khôn mọc ở đâu? Những dấu hiệu nhận biết nào báo hiệu răng khôn đang mọc? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết kì này nhé!
Nội Dung Chính
Răng khôn mọc khi nào?
18 đến 25 tuổi là độ tuổi thường mọc răng khôn nhất và chúng thường nằm ở cuối cùng của hàm răng. Tuy nhiên, quá trình mọc răng khôn thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài và không xác định được chính xác thời điểm mọc. Chính vì vậy, chúng ta chỉ nhận biết việc mọc răng khôn khi có những dấu hiệu gây phiền toái đến cho bản thân. Vậy những dấu hiệu thường gặp nhất khi mọc răng khôn là gì?
Răng khôn mọc khi nào? (Ảnh: Internet)
Vậy răng khôn là gì? Tại sao răng khôn lại gây ra những biến chứng cho sức khỏe răng miệng? Tìm hiểu ngay trong bài viết: “Răng khôn là gì? Răng khôn mọc ở đâu? Có nên nhổ răng khôn không?”
3 dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết nhất
Đau hàm và lợi
Không phải chiếc răng khôn nào mọc lên cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng đau hàm và lợi sẽ luôn xảy ra theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đối với những chiếc răng khôn mọc đều, bình thường thì bạn sẽ khó nhận biết hơn vì hàm và lợi chỉ đau nhẹ. Nó cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe hằng ngày của bạn quá nhiều. Còn đối với những chiếc răng khôn mọc lệch, xiên vẹo, hàm và lợi sẽ đau dữ dội. Lúc này, bạn nên xem xét đi khám nha khoa để được hướng dẫn những cách giảm đau phù hợp.
Lợi bị đau và sưng chính là dấu hiệu báo hiệu răng khôn chuẩn bị mọc (Ảnh: Internet)
Như đã nói ở trên, quá trình mọc răng khôn thường diễn ra trong khoảng thời gian dài. Cho nên tình trạng đau hàm và lợi cũng vậy. Khi nào răng khôn mọc càng mạnh, mức độ đau đớn của bạn sẽ càng cao hơn.
Nướu đỏ và sưng là dấu hiệu mọc răng khôn rõ nhất
Răng khôn mọc ngầm dễ gây ra hiện tượng nướu đỏ và sưng nhất. Trong quá trình mọc, răng khôn trồi từ nướu lên thì sẽ có giai đoạn răng vẫn nằm dưới nướu, có thể nhú lên một ít nhưng nhìn vào thì khó thể nhận biết. Lúc đó, nướu của bạn sẽ bị sưng đỏ lên, kéo theo đó miệng cũng có thể bị sưng ra. Tình trạng đó sẽ gây khó chịu, nhức âm ỉ trong răng hàm và khó nhai nuốt thức ăn trong khoảng 1 tuần lễ. Ngoài ra, còn có thể gây ra nhiễm trùng nếu cứ để vậy và xem như đau nhức bình thường.
Khi răng khôn mọc, phần nướu sẽ có tình trạng tấy đỏ và sưng (Ảnh: Internet)
Nếu gặp phải tình trạng này, cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn những liều thuốc giảm sưng. Ngoài ra còn cần hạn chế ăn đồ ăn cứng, cần dùng răng hàm nhiều.
Sốt nhẹ là một trong những dấu hiệu mọc răng khôn
Ngoài việc bị đau nhức, sưng vùng miệng thì bạn cũng sẽ mệt khi có hiện tượng sốt nhẹ. Vì khi mọc răng khôn, những vết thương do viêm, sưng tấy là cơ hội cho các vi khuẩn, vi rút dễ xâm nhập vào cơ thể. Thêm vào đó, việc khó ăn uống, hoặc không muốn ăn làm cho cơ thể bị giảm hệ miễn dịch. Từ đó, hiện tượng sốt nhẹ sẽ xảy ra.
Sốt khi mọc răng khôn là tình trạng không hiếm gặp (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, hiện tượng sốt không quá nghiêm trọng. nó chỉ xảy ra trong khoảng thời gian mọc răng khôn. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các hình thức khác nhau để dễ dàng vực dậy sức khỏe sau khi mọc răng khôn. Ví dụ, có thể xay nhuyễn đồ ăn, ăn cháo hay uống nước trái cây, uống vitamin và những chất dinh dưỡng tốt khác.
Răng khôn thường mọc ở đâu?
Một người bình thường có 28 chiếc răng và có thể mọc thêm 4 cái răng khôn. Trong đó, hai cái ở hàm trên và hai cái ở hàm dưới. Do quá trình tiến hóa, hàm răng của con người nhỏ dần nên không đủ chỗ cho răng khôn mọc. Vì vậy, quá trình mọc răng khôn rất khó khăn, kèm theo đó là gây ảnh hưởng đến người mọc rất nhiều. Ở phần tiếp theo, Nha Khoa Tân Định sẽ chỉ cách giúp bạn hạn chế đau đớn và giải quyết răng khôn êm đẹp.
Vị trí mọc của răng khôn ở đâu? (Ảnh: Internet)
Khi răng khôn mọc có nên nhổ không?
Việc mọc răng khôn gây phiền toái cho bạn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải chiếc răng khôn nào cũng bắt buộc phải nhổ. Đối với những chiếc răng khôn mọc bình thường, thẳng ngay ngắn theo khuôn của hàm răng và không gây đau nhức quá nhiều. Bạn không nhất thiết phải nhổ, cứ xem nó là một cái răng bình thường.
Có nên loại bỏ răng khôn hay không? (Ảnh: Internet)
Đối với những cái răng khôn mọc lệch, sưng, viêm nặng và thời gian đau nhức kéo dài, gây nhiều bất tiện thì nên nhổ sớm. Đặc biệt, phải tham khảo nhiều ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp mổ nhanh chóng và ít ảnh hưởng nhất. Nếu để lâu dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở vùng răng miệng như u nang, hư hàm răng,…
Có tự nhổ răng khôn tại nhà được không?
Thực tế thì răng khôn nó không giống những chiếc răng bình thường, nó nằm sâu tận trong cùng của hàm. Đó là vị trí tiếp xúc với rất nhiều dây thần kinh. Nếu tự nhổ ở nhà thì rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên tìm đến những trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn. Điều này giúp tránh việc gây hậu quả về sau.
Tự nhổ răng khôn ở nhà có được không? (Ảnh: Internet)
Để biết được lý do tại sao bạn không nên tự ý nhổ răng khôn, hãy đón đọc ngay bài viết: “Răng khôn là răng số mấy? Có nên nhổ răng khôn hay để lại?”
Trung tâm nha khoa uy tín và chất lượng nhổ răng khôn tại TPHCM
Nha khoa Tân Định, với kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết các vấn đề về răng miệng. Tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo uy tín, xem khách hàng là trung tâm. Nha khoa Tân Định đã thực hiện thành công hàng nghìn ca mổ răng khôn khó. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm và hiểu tâm lý, sức khỏe của bệnh nhân. Thêm vào đó, trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế đã được kiểm duyệt và cho phép hoạt động bởi sở Y tế.
Nha Khoa Chuyên Sâu Tân Định – địa chỉ “vàng” cho dịch vụ nha khoa (Ảnh: Internet)
Hi vọng những chia sẻ về vấn đề răng khôn mọc khi nào. Và những dấu hiệu mọc răng khôn sẽ giúp bạn bớt lo lắng, sợ hãi khi mọc răng khôn. Ngoài ra còn hạn chế và giảm được sự phiền toái khi mọc răng khôn đối với sức khỏe và cuộc sống bình thường. Hãy tìm hiểu thật kỹ về các vấn đề sức khỏe răng miệng cùng Nha Khoa Tân Định và liên hệ chúng tôi khi cần sự giúp đỡ và tư vấn nhé!
Tác giả: Nha khoa Tân Định