Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng? Đại cương về răng người

Kiến thức nha khoa

Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng? Đại cương về răng người

30/04/2020

Chúng ta có thể biết rất rõ về các dạng bệnh lý thường gặp về răng như: sâu răng, đau răng khôn…Nhưng liệu bạn có chắc mình biết rõ những kiến thức cơ bản về răng hay chưa. Trong bài viết kỳ này, hãy cùng Nha Khoa Tân Định tìm hiểu đại cương về răng người nhé!

Đại cương về răng người

Cùng Nha Khoa Tân Định đi sâu vào tìm hiểu về cấu trúc răng người, số lượng và chức năng các loại răng của một người bình thường nhé!

Răng sữa là gì?

rang-nguoi

Răng sữa ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Răng sữa là là loại răng xuất hiện trong thời kỳ trẻ bú mẹ – đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất của trẻ trong suốt quá trình trẻ phát triển. Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6 sau khi sinh ra. Tùy theo sự phát triển của từng bé, thường trẻ em sẽ có bộ răng sữa hoàn chỉnh với 20 chiếc (10 chiếc hàm trên, 10 chiếc hàm dưới) khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi từ 2-3. Từ 6 tuổi trở đi, các bé sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

Răng vĩnh viễn là gì?

rang-nguoi

Răng vĩnh viễn là gì? (Ảnh: Internet)

Răng vĩnh viễn bao gồm hai loại răng: răng vĩnh trải qua quá trình thay răng sữa và răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa. Răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa gồm 12 chiếc răng hàm lớn (răng cối lớn), 6 chiếc hàm trên, 6 chiếc hàm dưới. Trong đó đã bao gồm răng khôn (răng khôn cũng được coi là răng hàm lớn). Răng vĩnh viễn sẽ theo bạn tới già. Răng vĩnh viễn khi bị mất đi sẽ không thể mọc lại.

Răng người có bao nhiêu cái?

Số răng trung bình của một người bình thường sẽ gồm 32 chiếc với 16 chiếc cho hàm trên và 16 chiếc ở hàm dưới. Số lượng răng này đã bao gồm 4 chiếc răng khôn mọc sau cùng.

Các loại răng của người và chức năng của từng loại răng

Theo nhóm chức năng, răng người được chia thành 4 nhóm chính:

Rằng người gồm 4 nhóm được chia theo từng chức năng Nhóm răng cửa (các răng ở vị trí số 1 và 2), số lượng răng của gồm 8 chiếc chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Răng cửa có hình dạng dẹt có phần rìa răng sắc. Đây là nhóm răng đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm và có chức năng cắn xé thức ăn Nhóm răng nanh (vị trí số 3), nhóm răng nanh gồm 4 chiếc, hai chiếc hàm trên, hai chiếc hàm dưới. Răng nanh nằm ở vị trí góc cung của hàm có hình dáng mũi giáo bầu. Răng nanh có đặc điểm, mũ răng dày và có độ sắc nhất định. Răng nanh có nhiệm vụ chính là kẹp và xé nhỏ thức ăn. Nhóm răng hàm nhỏ (vị trí số 4 và 5). Gồm có 4 răng hàm nhỏ cho hàm trên và 4 răng cho hàm dưới. Răng hàm nhỏ có phần mũ răng dạng lập phương với mặt cắn gồ ghề. Răng hàm nhỏ có vị trí mọc nằm giữa răng hàm và răng hàm lớn và răng nanh. Chức năng chính của răng hàm nhỏ là xé và nghiền nhỏ thức ăn. Nhóm răng hàm lớn (răng cối) là những răng nằm ở vị trí 6, 7 và 8. Răng khôn cũng được tính là một răng hàm lớn. Răng hàm gồm 6 chiếc hàm dưới và 6 chiếc hàm trên. Với mặt răng dày, và khá bằng phẳng, nhiệm vụ chính của các răng này chính là nghiền nhỏ thức ăn trước khi chuyển chúng xuống cơ quan tiêu hóa tiếp theo là dạ dày.

Rằng người gồm 4 nhóm được chia theo từng chức năng (Ảnh: Internet)

  • Nhóm răng cửa (các răng ở vị trí số 1 và 2), số lượng răng của gồm 8 chiếc chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Răng cửa có hình dạng dẹt có phần rìa răng sắc. Đây là nhóm răng đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm và có chức năng cắn xé thức ăn
  • Nhóm răng nanh (vị trí số 3), nhóm răng nanh gồm 4 chiếc, hai chiếc hàm trên, hai chiếc hàm dưới. Răng nanh nằm ở vị trí góc cung của hàm có hình dáng mũi giáo bầu. Răng nanh có đặc điểm, mũ răng dày và có độ sắc nhất định. Răng nanh có nhiệm vụ chính là kẹp và xé nhỏ thức ăn.
  • Nhóm răng hàm nhỏ (vị trí số 4 và 5). Gồm có 4 răng hàm nhỏ cho hàm trên và 4 răng cho hàm dưới. Răng hàm nhỏ có phần mũ răng dạng lập phương với mặt cắn gồ ghề. Răng hàm nhỏ có vị trí mọc nằm giữa răng hàm và răng hàm lớn và răng nanh. Chức năng chính của răng hàm nhỏ là xé và nghiền nhỏ thức ăn.
  • Nhóm răng hàm lớn (răng cối) là những răng nằm ở vị trí 6, 7 và 8. Răng khôn cũng được tính là một răng hàm lớn. Răng hàm gồm 6 chiếc hàm dưới và 6 chiếc hàm trên. Với mặt răng dày, và khá bằng phẳng, nhiệm vụ chính của các răng này chính là nghiền nhỏ thức ăn trước khi chuyển chúng xuống cơ quan tiêu hóa tiếp theo là dạ dày.

Những vị trí răng đặc biệt

Dưới đây là một số vị trí răng người đặc biệt bạn cần lưu ý:

Răng hàm lớn số 6 hay còn có tên gọi là răng cấm. Răng số 6 là răng hàm lớn vĩnh viễn mọc trực tiếp, không qua giai đoạn răng sữa. Sở dĩ răng số 6 được gọi là răng cấm vì 2 lý do. Răng số 6 là vị trí răng đóng vai trò chủ đạo thực hiện chức năng nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hóa. Hơn nữa răng số 6 có mối quan hệ mật thiết với phần xoang hàm nhờ các dây thần kinh. Vì vậy, răng số 6 đóng vai trò không thể thiếu đối với hàm răng người.

Đa số trường hợp thì răng khôn thường mọc thiếu chỗ. Nó thường mọc và đâm ngang vào những chiếc răng bên cạnh. Hay nặng hơn là mọc lệch đâm vào má. Hoặc mọc ngầm dưới nướu và gây đau nhức vô cùng. Chưa kể nếu chăm sóc răng không tốt thì răng khôn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Hậu quả là gây sưng tấy, viêm đỏ và đau nhức đến phát sốt.

Răng khôn là một vị trí răng dễ gây ảnh hưởng tới hàm (Ảnh: Internet)

Răng số 8 còn được biết đến với tên gọi khác là răng khôn. Theo các nhà khoa học, răng khôn là một đặc điểm tiến hóa chưa trọn vẹn ở con người. Răng khôn sẽ bắt đầu mọc khi chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành từ 18 tuổi. Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng của hàm và không có chức năng nhai. Một số trường hợp răng khôn mọc sai vị trí sẽ dẫn tới sự ảnh hưởng không tốt tới khung hàm và các răng liền kề. Vì vậy, các nha sĩ thường khuyến cáo chúng ta nên kiểm tra và loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt trong trường hợp bắt buộc.

Vậy trong trường hợp buộc phải nhổ răng khôn, bạn nên lựa chọn địa chỉ nào? Tham khảo ngay bài viết: “Nhổ răng khôn ở đâu thì uy tín – chất lượng?

Cấu tạo của răng người

Xét từ trên xuống dưới, một chiếc răng người hoàn chỉnh được chia thành 3 phần:

Cấu tạo răng người từ trên xuống dưới gồm 3 phần Phần thân răng: là phần nằm trên nướu mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy và quan sát Phần cổ răng: đây là phần tiếp giáp giữa răng và nướu Phần chân răng: Phần chân răng là phần kết nối trực tiếp với các dây thần kinh và nằm ở dưới phần nướu

Cấu tạo răng người từ trên xuống dưới gồm 3 phần (Ảnh: Internet)

  • Phần thân răng: là phần nằm trên nướu mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy và quan sát
  • Phần cổ răng: đây là phần tiếp giáp giữa răng và nướu
  • Phần chân răng: Phần chân răng là phần kết nối trực tiếp với các dây thần kinh và nằm ở dưới phần nướu

Xét từ ngoài vào trong, răng sẽ gồm những phần sau:

Phần men răng: đây là lớp ngoài cùng của răng giúp bao bọc và bảo vệ răng. Men răng thường có màu trắng trong hoặc trắng ngà với độ dày từ 1-2mm. Men răng là phần mô có độ cứng nhất. Men răng ngoài nhiệm vụ bảo vệ răng, đây còn là thành phần giúp tạo màu cho răng và chịu lực khi răng thực hiện nghiền thức ăn. Ngà răng: Là lớp phía trong của men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt và chiếm tỷ trọng lớn nhất của răng người. Trong ngà răng có rất nhiều ống nhỏ, giúp tạo cảm giác cho răng khi bạn sử dụng các thực phẩm nóng hoặc lạnh. Tủy răng: Đây là phần nằm trong cùng. Tủy răng gồm một hệ thống các dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng có chức năng tạo ngà răng, cung cấp chất dinh dưỡng và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh từ răng tới não bộ để xử lý.

Xét từ ngoài vào trong, răng người gồm 3 phần (Ảnh: Internet)

  • Phần men răng: đây là lớp ngoài cùng của răng giúp bao bọc và bảo vệ răng. Men răng thường có màu trắng trong hoặc trắng ngà với độ dày từ 1-2mm. Men răng là phần mô có độ cứng nhất. Men răng ngoài nhiệm vụ bảo vệ răng, đây còn là thành phần giúp tạo màu cho răng và chịu lực khi răng thực hiện nghiền thức ăn.
  • Ngà răng: Là lớp phía trong của men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt và chiếm tỷ trọng lớn nhất của răng người. Trong ngà răng có rất nhiều ống nhỏ, giúp tạo cảm giác cho răng khi bạn sử dụng các thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Tủy răng: Đây là phần nằm trong cùng. Tủy răng gồm một hệ thống các dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng có chức năng tạo ngà răng, cung cấp chất dinh dưỡng và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh từ răng tới não bộ để xử lý.

Chức năng của răng là gì?

Hệ thống răng đóng vai trò rất quan trọng trong mọi quá trình của con người. Cùng điểm qua những chức năng của răng nhé!

Kết luận từ các nghiên cứu cho thấy nếu được thực hiện đúng cách thì các công nghệ tẩy trắng răng không hề gây hại cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có kết quả tốt, bạn không nên tự ý thực hiện hay tìm đến những cơ sở không có uy tín. Thay vào đó hãy tìm hiểu dịch vụ của các nha khoa có uy tín đảm bảo, sử dụng thuốc tốt và có hệ thống máy móc hiện đại.

Vai trò của răng với sức khỏe và cuộc sống (Ảnh: Internet)

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: hệ thống răng sẽ giúp xé nhỏ và nghiền nát thức ăn. Từ đó, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày diễn ra nhanh chóng và trơn tru hơn.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Hàm răng quyết định rất nhiều tới tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ ta có câu “cái răng cái tóc là góc con người”
  • Khả năng ngôn ngữ: Để phát âm và giao tiếp tròn vành rõ chữ, chúng ta không thể không kể tới khả năng hỗ trợ phát âm của hàm răng.

Làm sao để có thể duy trì một hàm răng trắng sáng ngay tại nhà? Hãy đón đọc ngay bài viết: “6 cách làm trắng răng tại nhà hiệu quả nhất phải thử ngay

Kiểm tra răng định kỳ là điều bạn không nên bỏ qua

Bởi những lý do trên, chúng ta không thể coi nhẹ việc chăm sóc và vệ sinh răng hằng ngày được. Vì vậy, việc kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần là điều bạn không nên bỏ qua. Bất cứ một vấn đề về răng nào dù là nhỏ nhất, nếu không được chữa trị kịp thời bạn sẽ phải đối mặt với việc mất răng.

Các bác sĩ tại Nha Khoa Tân Định đều có chuyên môn cao và đã từng làm việc tại các bệnh viện đầu ngành chuyên khoa Răng - HÀm -Mặt

Việc kiểm tra răng định kỳ là điều bạn nên lưu ý (Ảnh: Internet)

Với bài viết kỳ này, Nha Khoa Tân Định hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về răng người. Chăm sóc sức khỏe răng miệng là một việc hết sức quan trọng. Vì vậy, nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0932 678 648 để được tư vấn ngay nhé!

Viêm lợi trùm là một dạng bệnh lý về lợi thường gặp. Chúng gây không chỉ gây đau đớn mà viêm lợi trùm còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh về răng nghiêm trọng khác. Đừng bỏ lỡ bài viết: ” Viêm lợi trùm là gì? Phương pháp nào giúp giải quyết triệt để viêm lợi trùm?”

Tác giả: Nha khoa Tân Định

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH