Răng mọc lẫy là gì? Nguyên nhân và cách xử lý răng mọc lẫy ở trẻ

Kiến thức nha khoa

Răng mọc lẫy là gì? Nguyên nhân và cách xử lý răng mọc lẫy ở trẻ

30/03/2022

Răng mọc lẫy ở trẻ vừa gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng rất nhiều đến răng miệng. Vì thế, các ba mẹ cần phải theo dõi tình trạng răng của con, phát hiện tình trạng răng sớm và tìm cách khắc phục. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng răng ở trẻ trong bài viết ngay sau đây nhé!

Răng mọc lẫy là gì?

Hiện tượng răng mọc lệch đối với vị trí tiêu chuẩn đúng trên cung hàm. Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ trong quá trình thay răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn mọc lên không thẳng trục vì thế không tác động vào chân răng sữa, từ đó, khiến chân răng không tiêu đi và dẫn đến hiện tượng răng mọc lẫy.

Răng mọc lẫy là hiện tượng răng mọc lệch đối với vị trí tiêu chuẩn đúng trên cung hàm
Răng mọc lẫy là hiện tượng răng mọc lệch đối với vị trí tiêu chuẩn đúng trên cung hàm

Dấu hiệu nhận biết răng trẻ mọc lẫy

Với tình trạng răng mọc lẫy xấu, bố mẹ có thể phát hiện ra bằng cách quan sát, điển hình là răng của trẻ mọc không đúng như vị trí bình thường. Cụ thể, sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Thứ nhất, phần hàm trên của răng bị chìa ra ngoài khiến 2 hàm không khớp nhau.

  • Thứ hai là thời điểm thay răng vĩnh viễn, răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay.

  • Thứ ba là răng vĩnh viễn mọc bị hô ra hoặc món, hoặc mọc cách xa nhau.

  • Thứ 4, răng vĩnh viễn mọc có kích thước lớn, dẫn đến không đủ chỗ cho các răng khác dẫn đến răng mọc lệch.

  • Mọc lẫy xuất hiện sẽ khiến bé đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân gây tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ. Cơ bản là một số nguyên nhân chính sau đây:

Di truyền

Có rất nhiều trường hợp mọc lẫy ở trẻ là do di truyền nếu gia đình có tiền sử bệnh về xương. Có thể do ông bà, bố mẹ gặp các vấn đề như hô răng, móm răng, thưa răng,… sẽ di truyền lại cho đời con cháu sau này.

Mất răng sữa quá sớm

Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa chính là do răng sữa mất quá sớm. Răng sữa giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tuy nhiên, răng sữa không được bảo vệ tốt, nhổ sớm, nhổ không đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng mọc răng của trẻ.

Cung hàm hẹp

Cung hàm hẹp là nguyên nhân khiến răng bé học lẫy bởi không đủ chỗ để các răng mọc thẳng hàng. Từ đó dẫn đến tình trạng răng bị mọc lệch, không thẳng hàng, chen nhau làm xuất hiện răng mọc lẫy hàm dướirăng mọc lẫy vào trong lẫn lộn.

Thói quen xấu

Các thói quen xấu như mút tay, bú bình, đẩy lưỡi hoặc ngủ nghiến răng cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến vị trí mọc của răng. Đặc biệt nguyên nhân này sẽ dẫn đến răng cửa mọc lẫy rất xấu và khó khắc phục.

Răng sữa bị sâu

Răng sữa bị sâu, ăn vào tuỷ và chân răng sẽ ảnh hưởng đến mầm răng của răng vĩnh viễn mọc bên dưới.

Thiếu chất

Khi cơ thể bé thiếu vitamin, khoáng chất sẽ khiến răng mọc sai vị trí hoặc thậm chí khiến răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa chưa rụng hết.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy

Cách khắc phục răng mọc lẫy ở trẻ em

Ba mẹ thắc mắc răng mọc lẫy có nhổ được không? Nếu như không xử lý đúng sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng cả thẩm mỹ. Vì thế, ba mẹ cần nắm rõ cách điều trị khắc phục tình trạng răng lẫy của bé. Vậy phải làm sao? Dưới đây là những cách xử lý răng mọc lẫy phổ biến nhất:

Nhổ răng mọc lẫy

Trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên mà răng sữa chưa rụng thì nên nhổ răng sữa đi. Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Niềng răng 

Răng mọc lẫy hàm trên khiến sai khớp cắn, phương pháp niềng răng thẩm mỹ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để tạo ra lực chỉnh răng về đúng vị trí.

Tuy nhiên, cần đảm bảo bé đã thay hết răng sữa thì mới có thể bắt đầu niềng răng, thường thì khoảng từ 12 đến 16  tuổi là giai đoạn vàng, niềng răng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Thông thường, sau 18 đến 24 tháng chỉnh nha thì răng sẽ trở về vị trí đúng trên khung hàm. Nhưng nếu chăm sóc răng miệng tốt, đúng cách và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì thời gian niềng răng có thể rút ngắn hơn rất nhiều.

Biện pháp chăm sóc khi trẻ mọc răng

Trẻ mọc lẫy răng ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Vì thế, để đảm bảo tốt nhất cho giai đoạn thay răng của trẻ, ba mẹ nên lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé bằng phương pháp tốt nhất như sau:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh để lại các mảng bám bẩn trên răng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.

  • Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là bổ sung vitamin D, canxi,… để đảm bảo khiến quá trình phát triển răng cũng như các bộ phận khác trên cơ thể tốt nhất.

  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn ngọt và đồ ăn vặt.

  • Tập cho trẻ bỏ bớt các thói quen xấu như đẩy lưỡi, nghiến răng, mút tay.

  • Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để đảm bảo có thể phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của trẻ và khắc phục kịp thời.

Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/ năm
Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/ năm

Lời kết

Tình trạng răng mọc lẫy là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ vì thế ba mẹ nên chú ý theo dõi con để có thể phát hiện vấn đề kịp thời và khắc phục. Hy vọng những kiến thức chăm sóc răng miệng cho bé trên sẽ hữu ích cho các phụ huynh.

Nếu cần thêm thông tin chi tiết, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Tân Định để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Hotline: 0932 678 648

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH