Ung thư nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Kiến thức nha khoa

Ung thư nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

21/02/2022

Ung thư nướu răng là bệnh nguy hiểm về răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giao tiếp của người bệnh. Vậy bệnh ung thư nướu răng là gì? Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được Nha Khoa Tân Định giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Ung thư nướu răng là gì?

Ung thư nướu răng là một trong những loại ung thư ở miệng. Tế bào ung thư hình thành và phát triển thành khối u ác tính ngay trên bề mặt nướu. Ban đầu nó có biểu hiện giống vết loét hoặc sưng tấy có màu đỏ hoặc trắng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nướu của bệnh nhân sẽ nhanh chóng yếu đi và sự liên kết với răng cũng trở nên lỏng lẻo dẫn đến tình trạng răng bị lung lay.

Ung thư nướu răng là gì?
Ung thư nướu răng là gì?

Giai đoạn đầu của bệnh rất khó phát hiện vì nó cũng giống như các bệnh răng miệng thông thường. Nhưng nếu phát hiện muộn thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Không phải ai cũng có thể hiểu và biết được các triệu chứng của căn bệnh này, Vì vậy để an toàn, bạn nên đến bệnh viện, nha khoa uy tín thăm khám và được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ung thư nướu năng

Ung thư nướu răng xảy ra khi các tế bào trong nướu răng phát triển và có những thay đổi hoặc đột biến trong DNA. Vì vậy, những tế bào này mất kiểm soát, phân chia liên tục và có tốc độ nhanh, sức sống mạnh hơn tế bào bình thường . Theo thời gian, chúng phát triển và tích tụ lại, tạo thành các khối u ác tính ở nướu. Sau đó, nó lây lan và xâm nhập vào nướu, miệng và các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách.
  • Những người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có chất kích thích sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, cộng với việc không được cung cấp đủ nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
  • Đối với người sử dụng răng giả, nếu không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến kích ứng niêm mạc và hậu quả là gây ung thư nướu.
  • Người ít ăn rau, trái cây và uống nước
  • Bệnh nhân nhiễm vi rút lây truyền qua đường tình dục (HPV)
  • Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư nướu răng
  • Người có thói quen nhai trầu.

Những triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng

Ban đầu, các dấu hiệu của ung thư nướu răng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác như nhiệt miệng, viêm nướu…Chúng trông giống như vết loét, vết loét chưa lành có màu đỏ hoặc trắng và gây chảy máu…Từ đó làm răng bị lung lay, gây khó chịu trong quá trình ăn uống.

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư nướu răng
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư nướu răng

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư nướu răng mọi người cần đặc biệt lưu ý và đề phòng:

  • Thay đổi vị giác, vị giác kém nhạy hơn, khó phát hiện mùi vị thức ăn.
  • Nướu trở nên yếu hơn, khi đánh răng hoặc ăn uống dễ bị chảy máu.
  • Nướu bị nứt và đau.
  • Khó nhai.
  • Sự liên kết giữa răng và nướu yếu, răng dễ bị lung lay.
  • Các vết loét và sưng tấy trên nướu lâu ngày không khỏi gây ra đau nhức. 
  • Sưng hạch ở cổ.
  • Sụt cân nhanh bất thường.

Cách phòng bệnh ung thư nướu răng hiệu quả

Dựa vào những nguyên nhân gây ra bệnh đã nêu ở trên, chúng ta sẽ rút ra những biện pháp phòng tránh như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc miệng ngày 2 – 3 lần vào buổi sáng và tối để làm sạch khoang miệng. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có ung thư nướu.
  • Ngừng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia. Vì những chất kích thích có hại trong những thực phẩm này sẽ gây ra ung thư nướu và nhiều loại ung thư khác.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung những thực phẩm lành mạnh có chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư như rau xanh, hoa quả tươi.
  • Chủ động tiêm vắc xin phòng chống vi rút HPV để phòng ngừa ung thư nướu và nhiều bệnh khác.
  • Nếu thường xuyên bị sưng nướu, lợi, lưỡi… nhưng lâu lành thì bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh ung thư nướu nếu có.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để bảo vệ mình khỏi tia cực tím, bạn cần hình thành thói quen sử dụng kem chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đừng quên thoa kem chống nắng cho cả vùng môi để hạn chế tối đa tác hại của tia UV ảnh hưởng đến vùng da này nhé!

Những phương pháp điều trị ung thư nướu răng 

Điều đầu tiên người bệnh cần làm là khám sức khỏe và chăm sóc răng miệng định kỳ. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách khi ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khám răng định kỳ là nguyên tắc đầu tiên để bác sĩ phát hiện và đánh giá kịp thời các triệu chứng và nguy cơ ung thư nướu.

Khám và tầm soát răng miệng định kỳ để có thể phát hiện ung thư nướu ở giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị thuận lợi hơn.
Khám và tầm soát răng miệng định kỳ để có thể phát hiện ung thư nướu ở giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị thuận lợi hơn.

Dưới đây là những phương pháp điều trị ung thư nướu răng phổ biến:

  • Xạ trị: Tấn công các tế bào ung thư nướu, ngăn chặn sự phát triển của chúng, thu nhỏ kích thước và giết chết tế bào. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng kết hợp với phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào gây ung thư còn sót lại trong cơ thể.
  • Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u ác tính và các mô xung quanh.

Ngoài những phương pháp chính kể trên, tùy theo tình trạng, giai đoạn và sự phát triển của khối u ung thư nướu mà bác sĩ có thể kết hợp thêm một số phương pháp điều trị khác. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị đồng thời nâng cao sức khỏe cho người bệnh cũng như hạn chế các tác dụng phụ của xạ trị gây ra:

  • Truyền máu: Bổ sung và thay thế tạm thời lượng hồng cầu bị suy giảm do xạ trị.
  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
  • Phẫu thuật tái tạo, thẩm mỹ để phục hồi các cấu trúc ở nướu răng đã bị tiêu trong quá trình cắt bỏ khối u.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư nướu răng

Để đảm bảo kết quả điều trị đạt được kết quả khả quan nhất và hạn chế bệnh tái phát, bạn cần biết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư nướu răng.  Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại nguy cơ ung thư nướu:

  • Rau củ quả và trái cây: Đây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ chính cho cơ thể.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, đậu khô, đậu nành …
  • Gạo, mì, bánh quy, ngô, khoai tây, đậu và các sản phẩm từ sữa

Ngoài những thực phẩm kể trên thì có những loại thực phẩm không tốt cho người bệnh mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Giảm calo, chất béo không bão hòa
  • Thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu)  và các loại thịt chế biến, đóng hộp (xúc xích, chà bông,..)
  • Các món ăn được chế biến dưới dạng chiên, xào hoặc chịu nhiệt độ cao
  • Thức ăn nhiều muối, đường, mỡ.
  • Thực phẩm lên men, có chất bảo quản như mứt, đồ chua, cà muối, dưa muối…
  • Rượu bia, đồ uống có chất kích thích và nước ngọt có ga.

Lời kết

Nhìn chung, ung thư nướu răng là một căn bệnh khá nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn còn khá chủ quan trong việc phòng và điều trị bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này là điều cần thiết để chúng ta có thể tự bảo vệ mình trước căn bệnh này. Hy vọng những thông tin mà Nha Khoa Tân Định cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn thân và gia đình.

Nếu bạn còn đang phân vân không biết lựa chọn đơn vị nha khoa nào để khám định kỳ tại TP.HCM thì hãy đến với Nha Khoa Tân Định nhé. Đến với nha khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng tổng quát, đưa ra bệnh lý và phương án điều trị phù hợp (nếu có). Ngoài ra, các bác sĩ còn tư vấn cách chăm sóc và giữ gìn răng miệng sao cho hiệu quả nhất. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!

Hotline: 093 267 86 48

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH