Ưu nhược điểm của phương pháp trám răng bằng Amalgam

Kiến thức nha khoa

Ưu nhược điểm của phương pháp trám răng bằng Amalgam

21/12/2020

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trám răng nhằm khắc phục các sự cố về răng như: sâu răng, răng bị sứt mẻ, mòn cổ chân răng,… Trong đó, Amalgam là một trong những phương pháp phổ biến nhất từ trước đến nay. Trám răng bằng Amalgam là một trong những phương pháp trám răng truyền thống và phổ biến bởi giá thành thấp nhưng có độ bền tương đối cao. Để biết mình có thích hợp dùng trám răng Amalgam hay không, hãy cùng bài viết tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp này nhé!

Amalgam là gì?

Amalgam là một hỗn hợp trám chứa các thành phần như thủy ngân (50%), bạc (20-30%), và đồng kẽm,… Amalgam ban đầu có dạng bột, sau đó được nung chảy và đưa vào chỗ răng cần trám. Do đặc tính chứa các kim loại, nên Amalgam có màu sáng bạc và thường gọi là trám bạc hay trám kim loại.

Trám Amalgam thường được chỉ định dùng cho các răng hàm, răng nhai phía trong để mang tính thẩm mỹ hơn.

Ưu, nhược điểm của chất trám răng Amalgam

Ưu điểm của chất trám răng Amalgam

Trám Amalgam được xem là phương pháp trám truyền thống tồn tại từ rất lâu và vẫn được sử dụng rộng rãi bởi nhiều ưu điểm nổi trội dưới đây:

  • Amalgam có tính kinh tế cao thích hợp với nhiều đối tượng. Do đây là phương pháp trám nguyên thủy, không đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, vật liệu rẻ, nên chi phí cho một chiếc răng trám bằng Amalgam có giá thành rất thấp.
  • Trám Amalgam dễ dàng và nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại thăm khám
  • Miếng trám Amalgam có độ bền cao và có thể sử dụng trên 10 năm.
  • Miếng trám Amalgam thường dùng để trám các răng có lỗ sâu to, đã sử dụng nhiều phương pháp trám khác nhưng không hiệu quả.

Nhược điểm của chất trám răng Amalgam

nhược điểm của trám răng amalgam

Tuy nhiên trám Amalgam vẫn có khá nhiều khuyết điểm mà bạn cần lưu tâm:

  • Không mang lại tính thẩm mỹ cao chính là nhược điểm lớn của Amalgam. Do miếng trám này được tổng hợp từ các kim loại nên chỉ có màu xám trắng hoặc xám chì, không thể cùng màu với răng thật.
  • Sau thời gian từ 5 năm, Amalgam có thể làm bề mặt của răng được trám cùng với các răng lân cận bị xỉn màu, ố vàng và dần bị sạm đen. Điều này là do chất kim loại trong Amalgam bị oxi hóa dần.
  • Miếng trám Amalgam thường dễ bị tách rời ra khỏi răng trám vì các nha sĩ thường dùng keo để cố định Amalgam vào răng.
  • Với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già, sử dụng trám răng Amalgam có thể gây hại cho cơ thể.
  • Amalgam cũng có thể gây kích ứng lợi (nướu) đối với những đối tượng có niêm mạc nhạy cảm.

Có nên trám răng bằng Amalgam?

Có nên trám răng bằng Amalgam không là câu hỏi mà hiện vẫn còn khá nhiều tranh cãi, vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng cũng như khả năng kinh tế của họ.

Theo khuyến cáo của WHO và một số chuyên gia, sử dụng miếng trám Amalgam lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chất thủy ngân trong Amalgam có thể bị phá vỡ khi va đập mạnh làm thủy ngân thấm vào máu và dần đầu độc cơ thể. Nhiễm độc chì và thủy ngân cũng dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ, đồng thời tăng nguy cơ sảy thai, giảm trí lực và suy chức năng thận.

Không chỉ ảnh hưởng đến người dùng, đội ngũ bác sĩ-nha sĩ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình điều chế bột Amalgam thành miếng trám và điều trị cho bệnh nhân. Các nhân viên ý tế hoàn toàn có thể hít phải khí thủy ngân, dẫn đến suy hô hấp. Tiếp xúc và làm việc lâu dài với Amalgam cũng khiến nha sĩ và các phụ tá gặp vấn đề về bệnh sinh sản, mắc các hội chứng suy giảm trí nhớ như Alzheimer.

có nên trám răng bằng amalgam không

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, Amalgam còn tác động xấu đến môi trường không khí, đất và nước. Hơi thủy ngân có thể làm ô nhiễm không khí trong quá trình điều chế Amalgam thành bột hay dưới dạng lỏng. Xử lý chất thải từ quá trình chế tạo cũng như xử lý các miếng trám Amalgam sau khi sử dụng cũng vô cùng khó khăn và phức tạp. 

Nếu chôn các tạp chất này vào đất, thủy ngân trong Amalgam có thể biến thể thành Methyl thủy ngân độc hại hơn nhiều lần. Từ đó, các vi sinh vật có lợi cho đất không thể phát triển, làm đất kém màu mỡ, năng suất cây trồng thấp. Methyl thủy ngân có thể thấm vào các mạch nước ngầm, chảy ra sông suối hay ao hồ, tiêu diệt một lượng lớn các sinh vật sống trong nước và có thể làm biến đổi gen tốt của các sinh vật này.

Với những ưu-khuyết điểm trên, giờ đây bạn đã có thể tìm ra đáp án cho mình về việc sử dụng phương pháp trám răng bằng Amalgam.

(Xem thêm: 5 loại vật liệu trám răng được nhiều người dùng nhất)

Trám răng bằng Amalgam có rất nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền và tiết kiệm chi phí. Nhưng bên cạnh đó, Amalgam cũng tồn đọng rất nhiều vấn đề về sức khỏe và môi trường. Do đó, bạn cần cân nhắc về kinh tế và nhu cầu cá nhân đồng thời tư vấn ý kiến kiến của bác sĩ-nha sĩ trước khi tiến hành trám răng bằng Amalgam nhé.

Tác giả: Nha khoa Tân Định

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH