Mẹo chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá hiệu quả tại nhà
Một vết thương nhỏ ở miệng do đánh răng quá mạnh, bị thương khi chơi thể thao, vô tình cắn má vào miệng, thiếu vitamin B12, kẽm, folate (folic acid) hoặc sắt hay phản ứng với một số vi khuẩn trong miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó mang lại sự khó chịu, đau đớn trong ăn uống hàng ngày. Nhưng bạn có thể hoàn toàn chữa khỏi nhiệt miệng đơn giản tại nhà bằng rau diếp cá. Cùng bài viết tham khảo ngay mẹo hay này nhé!
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến vi khuẩn gây bệnh tác động vào các mô nướu, lưỡi, má,… hình thành các vết loét trắng viền đỏ, gây đau rát, sưng tấy. Các vết loét này nhỏ khi mới xuất hiện và lớn dần khi không được điều trị.
Nếu không được điều trị, chúng vẫn có thể tự khỏi sau 10 – 14 ngày nhưng sau đó có thể tái phát và trong thời gian này các vết loét sẽ gây đau đớn, khó chịu.
Rau diếp cá có công dụng gì?
Rau diếp cá là loại rau dân gian vẫn quen dùng với những tên gọi dân dã như rau dấp cá hay ngư tinh thảo. Lá hoặc cây khi vò nát có mùi tanh như mùi tanh của cá. Đây là loại cây sống lâu năm, ưa nơi ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm. Rau diếp cá là loại rau quen thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng rau diếp cá còn được sử dụng như một bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu mủ, kích thích tiêu hóa, thông đại tiểu tiện.
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, rau diếp cá có chứa chất kháng sinh decanoyl-acetaldehyd. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu, e.coli, trực khuẩn cầu, xoắn khuẩn leptospira. Rau diếp cá có công dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng chống lại virus sởi, herpes, cúm và HIV, nhờ tác động lên lớp vỏ protein của virus, tiêu diệt cả ký sinh trùng và nấm tồn tại trong cơ thể người và môi trường.
Cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá
Cách 1: Uống nước rau diếp cá
Chuẩn bị 100 gam rau diếp cá, bỏ phần úa và già, đem đi rửa sạch để ráo nước rồi giã nát hoặc xay bỏ bã để uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần và cứ thực hiện trong 3 ngày liên tục.
Cách 2: Sắc lấy nước
Cách này phù hợp với những người không dùng được rau diếp cá sống và cũng thuận tiện cho việc mang đi làm để uống.
Bạn cần dùng từ 2-6g rau diếp cá, sau đó đem sắc lấy nước. Chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ giúp nhanh khỏi mụn rộp.
Cách 3: Ăn sống
Lá diếp cá rửa sạch trộn với các loại rau thơm khác như húng quế, xà lách, giá đỗ, bạc hà,… dùng để ăn sống trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một cách chữa cảm, nhiệt miệng rất tốt.
Thận trọng:
- Vì rau diếp cá có tính hàn nên cần chú ý liều lượng mùa hè và mùa đông khác nhau và đừng lạm dụng quá nhiều.
- Thuốc tây cũng chỉ giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn, không bùng phát bệnh mới thôi.
Một số loại rau khác có tác dụng chữa nhiệt miệng
Rau ngót: ép lấy nước, thêm vài giọt mật ong và dùng tăm bông thấm hỗn hợp chấm vào vết loét. Mỗi ngày làm 2 – 3 lần, trong khoảng 2 – 3 ngày, bạn có thể kết hợp ăn canh rau mồng tơi, rau đay hoặc canh đậu bắp hàng ngày hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất.
Húng quế: Nhặt một vài lá húng quế, rửa sạch, nhai kỹ rồi hớp một ít nước lạnh. Chủ yếu là sử dụng nước ép của húng quế, vì thế bạn có thể nuốt bã hoặc nhổ đi. Mỗi ngày ăn khoảng 5 – 6 lần, sau 3 – 5 ngày sẽ giảm nhiệt miệng.
Quả cà chua: Ngậm nước cà chua và nuốt dần, làm như vậy thường xuyên trong ngày. Chỉ sau 2 ngày, kết quả khá rõ ràng.
Bên cạnh đó, đừng quên pha nước muối loãng để súc miệng hàng ngày. Tích cực vệ sinh răng miệng cũng là một cách để ngăn ngừa và điều trị bệnh lở miệng.
Phòng ngừa nhiệt miệng
Uống nhiều nước mỗi ngày, mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước để giúp cơ thể đủ nước, không bị thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, nóng nảy. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống thêm các loại nước mát như nước mía, nước dừa, nước ép nho. Nhưng nhớ uống ít đường để tránh bị tiểu đường không tốt cho cơ thể.
Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên rán vì chúng sẽ hút nước vào cơ thể khiến nhiệt độ tăng cao. Nếu đã ăn những loại này, bạn nên uống thêm nước khoáng bù nước để cơ thể tự cân bằng.
Nên ăn nhiều thực phẩm, trái cây tự nhiên chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể như đu đủ, cam, dâu tây, cà chua,… Hạn chế ăn mít, dưa hấu, sầu riêng,… những loại trái cây có tính nóng vì nó có thể gây nóng trong người. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì không sao, nhưng nếu cơ thể yếu, khả năng miễn dịch kém sẽ rất dễ gây ra bệnh mụn rộp.
Trên đây là mẹo chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá, cùng với một số mẹo khác và cách phòng ngừa nhiệt miệng tại nhà. Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn nên đến Nha Khoa uy tín để xác định nguyên nhân gây nhiệt miệng và điều trị tận gốc nhé. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng mang lại cảm giác khó chịu, hãy uống nhiều nước và ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của cơ thể bạn nha.