Hàm duy trì cố định mặt trong: Cấu tạo và cách duy trì hiệu quả

Kiến thức nha khoa

Hàm duy trì cố định mặt trong: Cấu tạo và cách duy trì hiệu quả

07/12/2021

Một trong những khí cụ có công dụng cực tốt trong chỉnh khoa phải kể đến hàm duy trì cố định mặt trong. Vậy cấu tạo của hàm duy trì sau khi niềng răng gồm những gì? Hạn chế và cách duy trì như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Cấu tạo của hàm duy trì cố định mặt trong

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hàm duy trì với cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Đặc biệt phải kể đến hàm duy trì kim loại mặt trong. Vậy loại khí cụ này có cấu tạo như thế nào? Cụ thể:  

Cấu tạo của hàm duy trì cố định mặt trong

Hàm duy trì cố định mặt trong là loại hàm duy trì được tạo thành bởi dây thép với nhiều hình dạng khác nhau. Thông thường sẽ là thẳng hoặc xoắn. Loại khí cụ chỉnh nha này thường được gắn ở mặt sau của răng bằng composite. (Cụ thể là răng số 1,2,3).

Khi sử dụng hàm duy trì sau khi niềng răng, bạn sẽ không thể tự ý tháo rời. Muốn điều chỉnh thì cần đến nha sĩ để được hỗ trợ. 

Hàm cố định duy trì mặt trong được gắn ở răng 1,2,3
Hàm cố định duy trì mặt trong được gắn ở răng 1,2,3

Đặc điểm của hàm duy trì cố định mặt trong

Hàm duy trì kim loại rất phổ biến hiện nay, bởi sử dụng mẫu khí cụ này giúp mang đến hiệu quả duy trì, ổn định răng cao hơn. Bên cạnh đó, loại hàm duy trì này còn phù hợp với cả những người có xương hàm và răng yếu. 

Tuy nhiên, khi làm hàm duy trì, có nhiều trường hợp hàm dễ bị bung ra trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm nhiều hơn về vấn đề răng miệng của mình để đảm bảo hiệu quả được tốt nhất. 

Hạn chế lớn nhất của hàm duy trì cố định mặt trong 

Hàm duy trì cố định chắc hẳn không còn xa lạ gì với những người đã và đang niềng răng. Bên cạnh những hữu ích nổi trội thì mẫu khí cụ chỉnh nha này cũng tồn tại một số hạn chế. Cụ thể: 

Gây vướng víu

Đầu tiên, phải nhắc đến đó là gây vướng víu. Vì được lắp ở bên trong với nhiều kích thước khác nhau nên khiến nhiều người e ngại khi sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh hoạt, nếu bạn không cẩn thận sẽ có thể gây tác động đến mô nướu và lưỡi,…

Dễ bám dính thức ăn

Vẫn bởi thiết kế đặc thù mà việc sử dụng hàm duy trì mặt trong còn “vô tình” tạo điều kiện xuất hiện các mảng bám thức ăn. Thông thường, cả hàm cố định sẽ có dạng xoắn – rất dễ mắc thức ăn. 

Nếu bạn không có một chế độ vệ sinh răng miệng phù hợp thì rất dễ gây hôi miệng, thậm chí là nhiều bệnh lý khác về răng. Các mảng bám càng nhiều thì cũng khiến hàm duy trì cố định mặt trong răng không còn độ bám dính như trước. Bởi vậy sẽ gây nên tình trạng sút dây gắn duy trì. 

Sử dụng hàm duy trì dễ gây bám dính thức ăn
Sử dụng hàm duy trì dễ gây bám dính thức ăn

Mất nhiều thời gian lui tới nha khoa

Bên cạnh vướng víu, dễ bám dính thức ăn, để sử dụng hàm duy trì kim loại lâu bền nhất bạn cần có thời gian đến nha sĩ thường xuyên. Bởi, hàm được làm từ composite nên độ chắc chắn là không cao. Trong quá trình sử dụng sẽ dễ bị bung, tuột. Khi đó, bạn sẽ cần tốn một khoản đến thăm khám nha sĩ. 

Khó vệ sinh răng miệng

Vì được đặt ở bên trong khoang miệng nên việc vệ sinh là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, trong quá trình vệ sinh răng miệng bạn cũng cần phải thật cẩn thận để không khiến hàm duy trì bị bung hay tuột. 

Cách sử dụng hàm duy trì cố định mặt trong hiệu quả

Để có thể sử dụng hàm duy trì cố định sau niềng răng một cách tốt nhất bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây. 

Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Việc vệ sinh răng miệng sai cách không chỉ không làm sạch được các mảng bám mà còn vô tình tạo môi trường gây viêm nướu, sâu răng,… Bởi vậy, nếu không muốn mất quá nhiều thời gian đến nha sĩ thăm khám, bạn nên có một phương pháp vệ sinh răng miệng an toàn, sạch sẽ. 

Đặc biệt, bạn nên ưu tiên sử dụng bàn chải kẽ, tăm nước, bàn chải lông mềm để dễ dàng loại bỏ mảng bám cứng đầu. Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn 30 phút bạn nên tiến hành đánh răng với lực nhẹ nhàng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Một chế độ ăn uống phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo răng của bạn không bị tổn hại quá nhiều. Thông thường những loại thực phẩm làm từ tinh bột sẽ có độ bám dính rất cao. Bởi vậy, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thức ăn này hoặc vệ sinh sạch sẽ răng sau khi ăn.

Lên chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp là vô cùng quan trọng
Lên chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp là vô cùng quan trọng

Bên cạnh đó, những loại thức ăn có chứa nhiều đường, axit, đồ uống có ga,… cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến răng. Đặc biệt, bạn không nên ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai,….

Thăm khám định kỳ

Đừng quên đến thăm khám nha sĩ định kỳ để đảm bảo hàm duy trì cố định mặt trong trong của bạn vẫn bền, đẹp, hiệu quả . Thông thường thời gian định kỳ là từ 3 đến 6 tháng 1 lần. 

Trên đây là cấu tạo, hạn chế cũng như cách sử dụng hàm duy trì cố định mặt trong răng hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp từ những chuyên gia hàng đầu. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn khắc phục được những khuyết điểm không đáng có. Chúc các bạn luôn có một nụ cười rạng rỡ.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH