Tiêu xương chân răng là gì? Cách chữa tiêu xương chân răng hiệu quả

Kiến thức nha khoa

Tiêu xương chân răng là gì? Cách chữa tiêu xương chân răng hiệu quả

07/12/2021

Tiêu xương chân răng là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai. Ngoài việc răng bị ê buốt thì nghiêm trọng hơn bạn sẽ có khả năng mất luôn chiếc răng đó. Điều này không những làm giảm tính thẩm mỹ mà còn  gây cản trở đến việc phục hình răng về sau. Vậy bệnh tiêu xương răng là gì? Mời các bạn cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nhé!

Tiêu xương chân răng là gì?

Tiêu xương chân răng hay tiêu xương ổ răng là tình trạng suy giảm chiều cao, mật độ, số lượng, đồng thời thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng sẽ bị tiêu biến dần. Cấu tạo xương ổ răng khá mềm cho nên rất dễ bị tiêu hõm. Hơn nữa quanh chân răng là tổ chức muối khoáng sinh học nên việc thường bị vi khuẩn tấn công tạo khoảng rỗng. Tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người mà bệnh tiêu xương răng có chiều hướng và mức độ diễn ra khác nhau.

Hình minh họa của bệnh tiêu xương răng
Hình minh họa của bệnh tiêu xương răng

Tác hại của tiêu xương răng

Bệnh tiêu xương chân răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Thứ nhất là di răng. Những chiếc răng nằm cận vùng bị tiêu xương sẽ bị nghiêng vẹo, lệch sang hướng khác gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Đồng thời khi bạn cười sẽ để lộ hàm răng không đều rất mất thẩm mỹ.
  • Thứ hai là tụt nướu. Khi răng bị tiêu xương thì độ rộng thành xương cũng như chiều cao răng bị giảm. Khi đó nướu không còn được nâng đỡ nên sẽ bị tụt thấp hơn bình thường. Hơn nữa, bờ nướu sẽ mỏng dần khiến chân răng bị lộ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào trong. Tất cả điều này làm nướu bị tiêu xương trũng xuống khiến hàm răng trở nên rất mất thẩm mỹ.
  • Tụt nướu do bị tiêu xương răng
    Tụt nướu do bị tiêu xương răng

    Thứ ba là tiêu xương hàm (tiêu xương ổ răng). Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của việc bị tiêu xương chân răng. Biểu hiện của tiêu xương hàm là khi bị mất nhiều răng, kích thước hàm thay đổi. Thường gặp ở những người dùng cầu răng hoặc mang răng giả tháo lắp.

  • Thứ tư răng dễ bị lung lay. Răng khi trong trạng thái khỏe mạnh thì sẽ đứng thẳng và có độ chắc chắn cao. Tuy nhiên khi xương bị tiêu biến thì nướu tụt xuống khiến chân răng sẽ bị lệch sang chỗ trống. Như vậy, răng sẽ rất dễ bị lung lay và xô lệch.
  • Thứ năm chức năng ăn nhai bị suy giảm. Những chiếc răng bị tiêu xương chân răng sẽ yếu dần nên việc nhai thức ăn rất vất vả. Việc quai hàm trũng khiến hàm trên và  hàm dưới lệch khớp nên rất khó để nghiền nhỏ thức ăn.
  • Thứ sáu là gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên gương mặt. 5 tác hại ở trên làm 2 bên má hóp vào trong khiến mặt bị móm và già nua sớm.
  • Khuôn mặt bị móm và gây mất thẩm mỹ khi bị bệnh
    Khuôn mặt bị móm và gây mất thẩm mỹ khi bị bệnh

    Cuối cùng là việc điều trị và phục hình răng rất khó khăn. Trường hợp người bị tiêu xương chân răng nặng có thể không trồng lại được răng vì răng quá lệnh và xương hàm bị trũng.

Nguyên nhân gây tiêu xương chân răng

Người bị tiêu xương chân răng thường do một trong hai nhóm nguyên nhân sau:

  • Nhóm 1 do mất răng. Người bệnh vì một số lý do nào đó sẽ cần phải nhổ răng như bị sâu hoặc mọc lệch (răng cấm). Chỗ bị nhổ hình thành một cục máu đông rồi vết thương sẽ tự lành. Sau một thời gian nhất định, cục máu đó sẽ tan và hình thành mô hạt rồi thành xương. Thế nhưng khoảng trống chỗ nhổ răng để lại khiến xương răng bị sụt và tiêu biến nghiêm trọng.
  • Người bị bệnh tiêu xương răng do hệ luỵ từ việc nhổ răng
    Người bị bệnh tiêu xương răng do hệ luỵ từ việc nhổ răng

    Nhóm 2 do tác động từ cao răng. Khi răng bị cao răng bao phủ dày đặc thì sẽ ăn sâu xuống nướu. Khi đó, nướu đã bị tổn thương và gây đứt dây chằng nha chu. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công xương chân răng và phá hủy một cách nhanh chóng.

Phương pháp ngăn chặn nguy cơ tiêu xương ổ răng

Để tránh nguy cơ bị tiêu xương chân răng, mỗi người cần có chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần và điều trị sớm nếu có dấu hiệu viêm nướu. Tốt nhất, sau khi mất răng, bệnh nhân nên trồng Implant sớm để ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương hàm. Khi được trồng răng, áp lực được duy trì thường xuyên, xương hàm sẽ không bị ảnh hưởng hay tiêu biến.

Khi tiến hành trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ Titanium vào bên trong xương hàm rồi gắn khớp nối Abutment và thân răng sứ lên trên, giúp phục hình một chiếc răng giả có cấu tạo tương đương răng thật. Chân răng Implant sẽ thay thế chân răng thật đã mất, duy trì áp lực nhai lên xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương, trồi răng, viêm nha chu và những hậu quả khác do mất răng gây ra.

 

Chữa trị tiêu xương răng bằng phương pháp ghép xương
Chữa trị tiêu xương răng bằng phương pháp ghép xương

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh tiêu xương chân răng. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể thu thập được nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích. Hãy đồng hành cùng chúng tôi mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài viết hay hơn các bạn nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH