Ăn mòn chân răng là gì? Cách điều trị và phòng bệnh ăn mòn chân răng
Hiện nay, ăn mòn chân răng là một bệnh lý khá nhiều người mắc phải. Bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Được biết nguyên nhân chủ yếu của việc bị ăn mòn chân răng là do những thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày. Cụ thể là những hoạt động nào và cách khắc phục bệnh này ra sao mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bệnh ăn mòn chân răng là gì?
Bệnh ăn mòn chân răng hay mòn cổ chân răng là hiện tượng men răng bị mòn khuyết vào trong. Biểu hiện của người bị bệnh này là khi ăn uống hoặc hít không khí lạnh thì sẽ có cảm giác bị ê buốt. Đồng thời trên răng sẽ xuất hiện vết mòn hình chữ V.
Trên thực tế, theo thời gian men răng của mỗi người sẽ bị bào mòn đi một phần. Chủ yếu là do lực ma sát khi nhai thức ăn và sự tác động của các chất có trong khoang miệng. Tuổi người càng cao thì kích thước của men răng càng mỏng. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người khoẻ hay yếu mà độ mòn sẽ nhiều hoặc ít.
Nguyên nhân gây ra bệnh ăn mòn chân răng
Theo các chuyên gia về răng miệng thì bệnh ăn mòn chân răng xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
- Khi đánh răng dùng lực quá mạnh. Bởi khi bạn dùng lực mạnh thì ma sát giữa bàn chải và bề mặt răng tăng sẽ dẫn đến việc đẩy nhanh tốc độ mài mòn.
- Cố cắn những thức ăn, đồ vật cứng ví dụ như nhai đá, mở nắp chai,… Thói quen này là cho men răng dễ bị vỡ và thúc đẩy quá trình bào mòn.
- Ăn quá nhiều những thực phẩm chứa tính axit cao như đồ uống có gas, cam, chanh, bưởi,… cũng khiến men răng bị mòn đi
- Ăn những thực phẩm có độ ngọt như kẹo gôm, mận khô phủ chocolate, kẹo dẻo,… Những loại thực phẩm này sẽ bám dính lại trên răng và sản xuất ra axit làm yếu men răng.
-
Sử dụng nhiều đồ uống có nồng độ cồn như bia, rượu. Việc nôn ói sau khi quá chén sẽ tạo cơ hội cho răng tiếp xúc với axit dạ dày. Đây cùng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ăn mòn nhanh hơn.
- Thêm một nguyên nhân gây bệnh ăn mòn chân răng mà nhiều người không nghĩ đến đó là việc nghiến răng. Khi bạn nghiến siết hai hàm răng sẽ tạo ra ma sát cực mạnh và điều này khiến răng bị mài mòn rất nhanh.
Bên cạnh những thói quen như trên thì nhiều người bị ăn mòn chân răng với tốc độ chóng mặt do yếu tố di truyền. Hoặc là người đó bị do biến chứng của các bệnh lý toàn thân.
Cách điều trị
Trong thời buổi công nghệ tiến tiến như hiện này thì việc điều trị bệnh mòn cổ chân răng không hề khó. Tuy nhiên, chúng ta cần phải dựa vào mức độ ăn mòn nặng nhẹ của răng để chọn phương pháp phù hợp.
- Trường hợp 1 chân răng bị ăn mòn ở mức độ nhẹ. Lúc này sự ăn mòn chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng nên mọi người có thể chọn phương pháp trám răng. Chỉ cần sử dụng những vật liệu trám chuyên dụng trám vào chỗ cổ răng bị ăn mòn là được. Cách này khá nhanh, chi phí thấp nhưng độ bền cơ học khá cao.
-
Trường hợp 2 chân răng bị ăn mòn ở mức độ nặng. Do chiếc răng bị ăn mòn đã gây ảnh hưởng đến tủy răng nên cần phải chữa trị tuyệt đối. Cho nên điều trị tuỷ và phục hình bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả nhất. Cách này không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai mà còn mang tính thẩm mỹ rất cao. Chi phí khoảng 1 triệu đến 7 triệu/ răng từ loại và thời hạn sử dụng khoảng 8 đến 15 năm.
Cách phòng ngừa bệnh ăn mòn chân răng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn luôn là phương pháp hữu hiệu nhất từ trước đến nay. Cho nên để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như ngừa bệnh ăn mòn chân răng thì bạn nên:
- Đánh răng đúng cách với lực vừa phải. Đánh răng theo chiều từ trên xuống dưới và xoay tròn với góc nghiêng 45 độ. Đánh nhẹ nhàng, một ngày ít nhất 2 lần buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
-
Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương đến răng và nướu. Kem đánh răng nên chọn loại có chứa fluor để tăng cường độ bền chắc khỏe.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học tránh ăn quá nóng, quá lạnh hoặc dùng các loại thực phẩm quá chua.
- Duy trì thói quen kiểm tra Răng người định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/1 lần.
Nội dung bài viết là tất cả những vấn đề cần biết về bệnh ăn mòn chân răng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tiếp thu được thêm nhiều kiến thức để bảo vệ răng miệng tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn tin tưởng website Nha Khoa Tân Định rong suốt thời gian qua. Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh lý này này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé!