Bắt vít niềng răng có đau không? Tại sao niềng răng mắc cài cần bắt vít?

Kiến thức nha khoa

Bắt vít niềng răng có đau không? Tại sao niềng răng mắc cài cần bắt vít?

21/02/2022

Bắt vít niềng răng có nhiệm vụ tạo điểm tựa cố định, giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhiều khách hàng khi khi tìm hiểu về niềng răng thường băn khoăn rằng bắt vít niềng răng có đau không? Cách giảm đau như thế nào? Trong bài viết này Nha Khoa Tân Định sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc về quá trình bắt vít khi niềng răng. Cùng theo dõi nhé!

Bắt vít niềng răng là gì?

Bắt vít niềng răng là một khí cụ chỉnh nha đặc biệt được sử dụng phổ biến hiện nay để giúp hỗ trợ quá trình niềng răng. Minivis có cấu tạo dạng xoắn ốc, kích thước nhỏ với đường kính 1,4 – 2 mm, dài 6 – 12 mm và được làm từ chất liệu titanium an toàn cho sức khỏe, có độ tương thích cao và không độc hại hay gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến răng miệng.

Bắt vít niềng răng là gì?
Bắt vít niềng răng là gì?

Trong một số trường hợp răng khấp khểnh, hô quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành bắt vít vào xương hàm để tạo điểm tựa tăng lực kéo khi niềng răng, giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả hơn.

Thông thường vít sẽ được lắp vào vị trí của răng số 5 và số 6. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, minivis sẽ được gắn ở trên răng cửa để tạo lực nắn giúp răng di chuyển đúng vị trí theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Số lượng vis cần cắm sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng và theo chỉ định của bác sĩ. 

Tại sao niềng răng mắc cài cần bắt vít?

Việc bắt vít giúp quá trình điều chỉnh răng và khớp cắn trở nên dễ dàng và nhanh hơn cùng với những công dụng khác như sau:

  • Tạo lực giúp răng không bị xô đẩy về phía trước hoặc phía sau nhằm cải thiện tình trạng khớp cắn hở, khớp cắn sâu.
  • Đóng vai trò như một điểm neo vững chắc để kết nối với các khí cụ niềng răng tạo điều kiện cho bác sĩ di chuyển các răng còn lại về đúng vị trí trên cung hàm và điều chỉnh khớp cắn tốt hơn.
  • Rút ngắn thời gian niềng răng từ 3 – 9 tháng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ kiểm soát và tạo lực kéo ổn định trên các răng hô, khấp khểnh.
  • Làm khít khoảng trống của răng đã nhổ trong trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về đúng vị trí và tăng khả năng lấp đầy khoảng trống trên cung hàm khi niềng răng.

Các trường hợp cần bắt vít niềng răng

Răng bị hô

Trong trường hợp răng bị hô quá nhiều bác sĩ sẽ tiến hành bắt vít để niềng răng. Minivis giúp mắc cài và dây cung tạo ra lực kéo mạnh và ổn định hơn. Từ đó dễ dàng kéo răng vào trong một cách nhanh chóng. Nếu chỉ sử dụng các khí cụ như mắc cài và dây cung mà không bắt vít.

Các trường hợp cần bắt vít niềng răng
Các trường hợp cần bắt vít

Cười hở lợi

Minivis sẽ hỗ trợ đưa khớp cắn về đúng tỷ lệ, cải thiện tình trạng cười hở lợi hay tình trạng hô, vẩu của răng ngắn. Bên cạnh đó, minivis cũng cần thiết cho những trường hợp răng mọc lệch lạc, khớp cắn sâu nặng.

Xương hàm cứng

Những người có xương hàm quá cứng sẽ khó di chuyển răng. Nếu muốn răng di chuyển sẽ mất nhiều thời gian. Không chỉ vậy, những khoảng trống tạo ra do nhổ răng trên xương hàm quá cứng cũng khó được lấp đầy. Trong trường hợp này, bắt vít là giải pháp hữu hiệu giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha, nâng cao hiệu quả sắp xếp răng và chỉnh sửa khớp cắn

Bị mất răng

Mất răng, đặc biệt là răng số 6 thì việc bắt vít niềng răng là vô cùng quan trọng. Răng số 6 là điểm neo cần thiết trong quá trình niềng răng. Minivis sẽ thay thế những chiếc răng đã mất để tạo điểm cố định, qua đó răng di chuyển nhanh và hiệu quả hơn.

Trường hợp phải nhổ răng số 4, răng số 5

Trong quá trình niềng răng, nếu bác sĩ kiểm tra thấy khung hàm không đủ chỗ cho răng di chuyển thì sẽ tiến hành nhổ răng số 4 hoặc răng số 5. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ cắm minivis để răng nhanh chóng chạy, trải đều và lấp đầy khoảng trống của răng đã nhổ. Nhờ sự trợ giúp của minivis, răng sẽ di chuyển nhanh hơn, sớm lấp đầy khoảng trống của răng đã nhổ.

Quy trình bắt vít

Để hạn chế đau đớn và có hiệu quả tốt nhất khi bắt vít niềng răng thì quy trình bắt vít được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Chụp X-quang để kiểm tra cấu trúc xương hàm, tìm ra nguyên nhân cần bắt vít và tiến hành gây tê.
  • Bước 2: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bắt vít vào xương hàm, giữ vít ổn định trong xương hàm một cách ổn định cơ học và sinh học. Do đó, quá trình vặn vít khá đơn giản. Quá trình này diễn ra từ 5 đến 10 phút.

Bắt vít niềng răng có đau không?

Do đã được gây tê trước khi tiến hành bắt vít niềng răng nên bạn sẽ không có cảm giác đau đớn quá nhiều. Bên cạnh đó kích thước của vít cũng khá nhỏ, không gây tổn thương nên ít gây đau. Hầu hết những người đã từng bắt vít đều chỉ cảm thấy như kiến cắn và hơi tê nhẹ trong quá trình bắt vít.

Bắt vít niềng răng có đau không?
Bắt vít có đau không?

Ngay cả khi thuốc tê hết tác dụng, bạn cũng chỉ bị đau nhẹ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nếu xương càng cứng thì khả năng đau càng cao và có thể bị sưng má, vít cọ xát vào niêm mạc gây trầy xước hai bên má.

Bởi vậy, bạn không cần quá lo lắng về việc bắt vít niềng răng có đau không. Vì trên thực tế quá trình thực hiện diễn ra rất nhanh chóng và không gây đau đớn nếu thực hiện đúng kỹ thuật.

Những lưu ý và cách giảm đau sau khi bắt vít niềng răng

Mặc dù bắt vít niềng răng không quá đau nhưng bạn cũng cần biết một số phương pháp giảm đau để có thể áp dụng khi cần thiết.

  • Bổ sung các thức ăn mềm như súp, cháo, sữa…Tránh dùng các thức ăn cứng dễ cọ sát vào vít gây đau.
  • Vận động quá mạnh sau khi mắc cài niềng răng có thể gây tác động đến vùng xương hàm, miệng và gây đau nhức. Vì vậy, sau khi niềng răng mắc cài, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động với cường độ cao.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn…Tránh tình trạng nhiễm trùng chân vít do các yếu tố tích tụ trong khoang miệng.
  • Chườm lạnh vùng má tương ứng với nơi bắt vít có thể giúp giảm đau đáng kể. Nhưng không nên chườm đá trực tiếp lên bề mặt da mà nên bọc đá vào khăn để tránh gây tê cóng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thông thường sau khi bắt vít niềng răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, giảm sưng. Tuy nhiên không bắt buộc sử dụng giảm đau. Nếu bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ và vẫn có thể chịu đựng được thì không cần sử dụng thuốc. Nếu sử dụng thì cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Lời kết

Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu được bắt vít niềng răng là gì? Nếu bạn có ý định niềng răng và muốn biết có phải bắt vít không thì hãy đến ngay Nha Khoa Tân Định để được các chuyên gia tư vấn, thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI TỪ

NHA KHOA TÂN ĐỊNH