Sâu răng là một dạng bệnh về răng thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, không ít người chủ quan và chưa có cái nhìn rõ ràng về loại bệnh này. Vì vậy, trong bài viết kỳ này, hãy cùng Nha Khoa Tân Định giải đáp 5 thắc mắc thường trực về sâu răng và điều trị răng sâu tận gốc nhé!
Nội Dung Chính
Sâu răng tận gốc là gì?
Sâu răng là một bệnh thường gặp về răng. Chúng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy đây là một căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng có cái nhìn và hiểu biết chính xác về sâu răng. Vì vậy, hãy cùng Nha Khoa Tân Định đi vào tìm hiểu, vậy sâu răng là gì? Làm sao để có thể điều trị răng sâu tận gốc?
Sâu răng là gì? (Ảnh:Internet)
Sâu răng hiểu một cách đơn giản nhất là tình trạng răng bị tổn thương mô cứng. Đây là hệ quả của quá trình phá hủy lớp khoáng được gây ra bởi vi khuẩn có trong mảng bám răng. Từ đó, chúng gây hình thành những lỗ trên bề mặt răng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải vấn đề này ngay cả trẻ sơ sinh.
Sâu răng ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất dễ gây ra những hệ lụy. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý tới sức khỏe răng miệng ở trẻ. Hãy tham khảo bài viết: “Sâu răng ở trẻ em: Hãy điều trị kịp thời cho con!”
Quá trình hình thành sâu răng
Sâu răng không phải là loại bệnh hình thành chỉ trong ngày một ngày hai. Bệnh sâu răng sẽ diễn ra gồm một quá trình như sau:
Giai đoạn 1: Hình thành mảng bám
Quá trình hình thành mảng bám (Ảnh:Internet)
Mảng bám là một lớp màng sinh học được hình thành sau khoảng 15 phút kể từ khi chúng ta ăn cơm. Khi tinh bột và đường có trong thức ăn không được làm sạch, vi khuẩn có trong khoang miệng sẽ ngay lập tức ăn những phần còn sót này và tạo nên mảng bám. Về lâu dài, phần mảng bám này sẽ bị vôi hóa. Đồng thời kết hợp với muối vô cơ có trong nước bọt, chúng sẽ biến thành vôi răng. Vôi răng đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ vi khuẩn không bị loại bỏ trong quá trình vệ sinh hằng ngày.
Lấy cao răng định kỳ là điều chúng ta nên lưu ý để hạn chế nguyên nhân gây sâu răng. Vậy lý do chúng ta nên lấy cao răng là gì? Hãy tìm ngay đáp án trong bài viết: “Lấy cao răng có đau không?”
Giai đoạn 2: Phá hủy men răng và ngà răng
Men răng và ngà răng bị phá hủy (Ảnh:Internet)
Trong quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, các vi khuẩn nằm trong vôi răng sẽ tạo ra axit và ăn mòn men răng. Quá trình này sẽ gây ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Khi lớp men răng đã bị ăn mòn, vi khuẩn sẽ tấn công tới lớp ngà răng. Ngà răng bao gồm những ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với các dây thần kinh. Khi vi khuẩn tấn công vào lớp ngà răng bạn sẽ cảm nhận thấy sự ê buốt. Đặc biệt khi chúng ta ăn những đồ ăn nóng và lạnh.
Giai đoạn 3: Phá hủy tủy răng
Phá hủy tủy răng (Ảnh:Internet)
Đây là giai đoạn vi khuẩn sâu răng tấn công vào tủy răng. Tủy răng đồng thời là nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu. Khi vi khuẩn tấn công buồng tủy sẽ bị sưng từ đó chèn ép lên các dây thần kinh và khiến người mắc phải gặp những cơn đau buốt. Đồng thời, chúng sẽ gây mùi hôi, tanh thậm chí chảy máu cho nướu.
Nguyên nhân gây sâu răng tận gốc
Nguyên nhân gây sâu răng ở cả người lớn và trẻ em được chứng minh trong thực nghiệm chính là chủng vi khuẩn Streptococcus Mutans. Bên cạnh đó, một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus, Actinomyces.. cũng được chứng minh có khả năng gây sâu răng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh thiếu cẩn thận và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến sâu răng:
Nguyên nhân gây sâu răng (Ảnh:Internet)
- Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột và nước có ga
- Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh liên tục sẽ khiến men răng bị giãn nở, gây suy yếu men răng. Nhờ đó vi khuẩn xâm nhập vào men răng.
- Đánh răng và vệ sinh răng miệng chưa kỹ. Chỉ đánh răng thôi chưa đủ, bạn cần kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp việc làm sạch răng hữu hiệu hơn.
Sâu răng tận gốc có nguy hiểm không?
Có thể với nhiều người, bệnh sâu răng chỉ là một căn bệnh thông thường, không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nhận định nêu trên hoàn toàn chưa chính xác. Với tâm lý chủ quan không điều trị răng sâu tận gốc sẽ khiến bạn phải đối mặt với những rủi ro không đáng có.
Đối với trẻ em
Tác hại của sâu răng với trẻ em (Ảnh:Internet)
Sâu răng sẽ khiến trẻ đau nhức, quấy khóc, khó ăn uống. Hệ luỵ của việc này sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Sâu răng ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng thối tủy ở răng sữa. Trong trường hợp xấu nhất, nha sĩ sẽ buộc phải loại bỏ răng sâu. Với răng sữa ở trẻ em, nếu răng bị loại bỏ quá sớm trước thời kỳ thay răng. Răng vĩnh viễn sẽ bị ảnh hưởng: chậm mọc hoặc mọc lệch. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này.
Đối với người trưởng thành
Tác hại của sâu răng với người trưởng thành (Ảnh:Internet)
Dù răng vĩnh viễn chắc và khỏe hơn răng sữa nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị sâu răng. Bệnh sâu răng ở người lớn ngoài việc gây mùi cho hơi thở, gây đau đớn cho người bệnh. Sâu răng còn có thể gây ra viêm xoang hàm. Đây là dạng bệnh do nhiễm khuẩn vùng chóp răng hoặc chân răng làm vỡ mủ vào xoang. Từ đó gây nên viêm xoang. Viêm xoang hàm sẽ gây đau nhức khắp vùng mặt, chảy mủ hôi tanh, thậm chí gây sốt. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang hàm sẽ chuyển biến thành xoang mãn tính.
Bởi những lý do trên, bạn cần điều trị răng sâu tận gốc càng sớm càng tốt. Hãy cùng Nha Khoa Tân Định tiếp tục giải đáp những thắc mắc thường gặp khi điều trị răng sâu tận gốc nhé!
5 thắc mắc khi điều trị răng sâu tận gốc
Thắc mắc 1: Có nên trám răng sâu hay không?
Có nên trám răng sâu hay không? (Ảnh:Internet)
Việc trám răng hay không, các nha sĩ sẽ dựa trên tình trạng sâu của răng. Với tình trạng răng sâu mới “chớm”, các nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị răng sâu bằng Fluoride. Đây là phương pháp sử dụng Fluoride dưới dạng gel hoặc bọt bôi lên bề mặt răng giúp khôi phục men răng – phần men răng đã bị vi khuẩn gây sâu răng bào mòn đi phần nào. Nếu vượt qua giai đoạn này, các nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân loại bỏ phần men và ngà bị tổn thương đồng thời khôi phục lớp bảo vệ răng bằng vật liệu trám răng.
Thắc mắc 2: Quy trình trám răng trị sâu răng tận gốc như thế nào?
Trám răng là một hình thức giúp phục hình răng trong một số trường hợp như sâu răng, mẻ răng. Đây là một phương pháp được sử dụng trong điều trị răng sâu tận gốc. Quy trình trám răng chuẩn sẽ được thực hiện như sau:
Quy trình trám răng sâu (Ảnh:Internet)
- Kiểm tra và tư vấn: đây là giai đoạn đầu tiên. Các nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát về tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn về quy trình thực hiện cũng như những vật liệu sử dụng cho chỗ trám.
- Gây tê và vệ sinh: Để đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện trám răng, các nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vị trí răng cần trám. Phần răng bị sâu sẽ được loại bỏ và làm sạch bằng những dụng cụ chuyên biệt.
- Tiến hành trám: Nha sĩ sẽ đưa vật liệu trám vào trong khoang răng sâu đã được tiến hành làm sạch. Sau đó, các nha sĩ sẽ sử dụng đèn Laser để là vật liệu trám trông cứng lại. Đồng thời bám chắc vào phần thân răng nhờ phản ứng quang trùng hợp.
- Chỉnh sửa: Đây là bước cuối cùng của quy trình trám răng. Ở giai đoạn này, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ tương thích của khớp cắn bằng cách loại bỏ vật liệu dư thừa. Cuối cùng các nha sĩ sẽ tiến hành mài nhẵn và đánh bóng để đảm bảo bề mặt trám sẽ được mô phỏng như răng thật.
Thắc mắc 3: Chi phí trám răng sâu là bao nhiêu?
Trám răng sâu bao nhiêu tiền (Ảnh:Internet)
Trám răng hiện nay được coi là một phương pháp điều trị răng sâu tận gốc hiệu quả với mức chi phí hợp lý. Thông thường, mức chi phí trám cho một răng sẽ rơi vào khoảng 300.000 VNĐ/ chiếc.
Thắc mắc 4: Có nên thực hiện trích tủy?
Có nên trích tủy răng? (Ảnh:Internet)
Trong các trường hợp điều trị răng sâu tận gốc, các nha sĩ sẽ không chỉ định việc trích tủy nếu không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn đã ăn sâu vào tủy gây viêm nhiễm. Các nha sĩ sẽ buộc phải trích tủy để đảm bảo sự an toàn cho chân răng, xương hàm và nướu. Khi trích tủy răng sẽ không còn chắc khỏe như khi có tủy. Thường sau khi trích tủy răng sẽ chỉ có tuổi thọ từ 15-20 năm. Răng càng về sau sẽ càng goàn và dễ gãy vỡ.
Thắc mắc 5: Răng sâu có tái phát?
Không có một phương pháp điều trị răng sâu tận gốc có thể đảm bảo vĩnh viễn cho bạn. Vì vậy, nếu không vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Việc bạn phải tiếp tục đối mặt với căn bệnh sâu răng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ càng sau ăn bằng cách đánh răng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng nhé!
Răng sâu có tái phát? (Ảnh:Internet)
Hy vọng với bài viết kỳ này, Nha Khoa Tân Định đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về phương pháp điều trị răng sâu tận gốc. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ chăm sóc nha khoa chuyên sâu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay nhé! Liên hệ với Nha Khoa Tân Định để đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 0932 678 648.
Mất răng không chỉ khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc ăn uống. Hơn nữa tình trạng này còn khiến chúng ta phần nào tự ti khi giao tiếp. Hãy tìm hiểu ngay về một trong những phương pháp phục hình răng phổ biến qua bài viết: “7 thắc mắc thường gặp nhất khi làm cầu răng sứ“.
Tác giả: Nha Khoa Tân Định