Răng khôn là một chiếc răng nằm sâu bên trong cung hàm. Đây cũng là khu vực rất khó để có thể vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó thức ăn cũng dễ bị mắc kẹt gây ra hiện tượng sâu răng dễ dàng. Vậy những nguyên nhân gây sâu răng khôn là gì và khi sâu răng khôn mọi người cần làm gì? Cùng Nha Khoa Tân Định tiếp tục tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Răng khôn bị sâu có nguy hiểm không?
Bản thân sự hiện diện của răng khôn không có ý nghĩa về mặt chức năng trong khoang hàm. Mà nó còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Tệ hơn nữa khi sâu răng khôn số 8 thì bạn còn có nguy cơ đối mặt với những vấn đề sau:
Răng khôn bị sâu có thể gây ra những rủi ro gì? (Ảnh: Internet)
- Tình trạng đau nhức dữ dội, khó mở miệng và ảnh hưởng lớn dến việc ăn nhai hàng ngày.
- Vi khuẩn ăn sâu vào trong thân răng, nó đi theo phần tủy mềm và lan sâu xuống xương hàm, nướu và lợi xung quanh. Tệ hơn là nó có thể dẫn đến hoại tử.
- Vết sâu răng lan sang những răng ăn nhai quan trọng và kế cận khiến chúng bị tổn thương. Trong một số trường hợp để quá lâu thì vết sâu răng có thể phá hoại những răng kế cận. Và dẫn đến phải nhổ bỏ những răng đó.
Ngoài răng bị sâu thì răng khôn có thể bị mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm. Và gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu xương hàm và những răng xung quanh. Do đó, trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn thì bác sĩ đều khuyên không nên duy trì nó trên cung hàm. Tìm hiểu chi tiết hơn về răng khôn trong bài viết: “Răng khôn là gì? Răng khôn mọc ở đâu? Có nên nhổ răng khôn không?“.
Tác hại khi răng khôn bị sâu như thế nào?
Suy giảm sức khỏe răng miệng
Răng khôn bị sâu sẽ gây suy giảm sức khỏe răng miệng (Ảnh: Internet)
Ở giai đoạn đầu khi bị sâu răng, nó chỉ tấn công vào lớp men ở bên ngoài răng. Tuy nhiên về lâu về dài thì nó bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy. Đây là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Lúc này, các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ bị mất răng ngày càng cao hơn.
Bên cạnh sâu răng khôn, răng khôn mọc ngầm cũng là nguyên nhân mang tới những hệ lụy xấu cho sức khỏe răng miệng. Tìm hiểu ngay cách giải quyết tình trạng này qua bài viết: “Thế nào là răng khôn mọc ngầm? Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm?”
Gây những ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa
Răng khôn sâu sẽ gây rắc rối cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Do không thể ăn nhai được như bình thường nên dễ sinh ra biếng ăn hoặc ăn nhai không kỹ. Tình trạng biếng ăn hoặc đưa những thức ăn chưa được nghiền kỹ vào đường tiêu hóa sẽ có khả năng xuất hiện các vấn đề như đau dạ dày, sa dạ dày…
Mất ngủ
Những cơn đau nhức ê buốt dữ dội sẽ khiến cho bạn không thể ngủ ngon giấc. Điều này đặc biệt có thể nhận thấy rõ nhất ở những người có thói quen nghiến răng. Và nếu để càng lâu thì cơ thể sẽ nhanh bị suy nhược. Đồng thời có cả sự thay đổi về tính cách như cáu gắt, bứt rứt, khó chịu…
Mất ngủ cũng là một tình trạng có thể gặp ở những bệnh nhân bị sâu răng khôn (Ảnh: Internet)
Thế nhưng bạn có biết nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu là gì không? Tìm hiểu tiếp nhé!
Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu
Răng khôn hay còn gọi là răng hàm ở vị trí số 3 và là răng số 8. Nó thường mọc trong độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25. Tình trạng răng khôn bị sâu là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó xuất phát từ lý do răng mọc trong cùng nên gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Ngoài ra, răng khôn còn nằm cạnh những chiếc răng nhai quan trọng trên cung hàm. Do đó mà thức ăn rất dễ bị dắt lại tại vị trí này gây ra sâu răng.
Nguyên nhân sâu răng khôn là do đâu? (Ảnh: Internet)
Việc vệ sinh răng khôn gặp nhiều khó khăn. Do những mảng bám không được loại bỏ dần dần trở thành cao răng. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng khôn. Do răng khôn mọc trong cùng nên dễ bị sâu hơn. Vùng nướu tại vị trí này cũng có nhiều nguy cơ bị viêm, lợi trùm gây cảm giác vướng víu khó chịu.
Các dấu hiệu cho biết bạn đã bị sâu răng khôn
Những dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị sâu răng khôn? (Ảnh: Internet)
- Đau răng: những cơn đau xuất hiện liên tục và ngắt quãng kể cả khi không bị tác động vào răng.
- Răng khôn bị nhạy cảm: bạn sẽ cảm thấy đau hoặc ê buốt khi sử dụng thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.
- Răng khôn bị thay đổi màu sắc: dấu hiệu này dễ quan sát hơn ở răng khôn hàm dưới so với răng khôn hàm trên. Lúc này bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sâu răng là những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng.
- Hơi thở có mùi: vi khuẩn sâu răng sẽ hình thành các lỗ trên bề mặt răng. Thức ăn sẽ bị mắc kẹt và đồng thời khu vực răng khôn cũng rất khó được vệ sinh sạch sẽ. Chính điều này làm sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu.
Răng khôn bị sâu phải làm sao?
Nhiều người vẫn thường nghĩ nhổ răng là phương pháp duy nhất để điều trị sâu răng khôn. Tuy nhiên trên thực tế bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ răng khôn đang bị sâu trong mọi trường hợp. Theo đó, việc nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng quá nặng mà thôi. Và tùy vào từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau mà không cần phải nhổ bỏ..
Những phương pháp điều trị sâu răng khôn phổ biến trong nha khoa (Ảnh: Internet)
- Gel Florua: nếu bạn đang bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ dùng gel Florua để hỗ trợ tăng cường men răng. Nhờ đó mà răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám. Tình trạng sâu răng sẽ được ngăn ngừa hữu hiệu hơn.
- Trám răng: nếu như răng khôn đã xuất hiện những lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp trám răng. Phương pháp này có hơi ê buốt do đó mà bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám răng.
- Nạo tủy: Nạo tủy răng là phương pháp được áp dụng nếu sâu răng đã xâm nhập vào bên trong tủy răng. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh cho nên phương pháp này sẽ gây khó chịu với nhiều người.
- Nhổ bỏ răng: khi răng đã bị hư hỏng quá nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận thì buộc bác sĩ phải nhổ bỏ răng này. Việc này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Nhổ bỏ răng khôn bị sâu có đau hay không?
Nhổ bỏ răng khôn sâu liệu có gây đau đớn? (Ảnh: Internet)
Câu trả lời là không gây đau mà nếu có chỉ là sự tê nhức ở giai đoạn đầu. Bởi vì trong quá trình nhổ răng thì bác sĩ sẽ gây tê. Vì vậy, bạn sẽ không có cảm giác đau khi nhổ. Và sau khi đã nhổ răng và thuốc tê tan dần thì bạn sẽ có cảm giác ê buốt. Và để giảm cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương thì bạn cần tích cực nghỉ ngơi. Đồng thời uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bạn đã biết tới phương pháp nhổ răng khôn không đau chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết: “Răng khôn là gì? Nhổ răng khôn không đau tại Tp.HCM”
Cơ sở nào điều trị sâu răng khôn uy tín tại TPHCM?
Hiện nay trên thị trường TPHCM có rất nhiều cơ sở nha khoa giúp bạn điều trị răng khôn bị sâu. Bạn có thể tìm hiểu thông qua bạn bè, người thân hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ vẫn lo lắng về cơ sở vật chất và chất lượng tại đơn vị nha khoa đó. Và nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm cho mình một địa chỉ chữa trị răng khôn đang bị sâu thì có thể tìm hiểu Nha Khoa Tân Định. Một cơ sở nha khoa với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm. Và luôn luôn bảo đảm về độ uy tín và chất lượng đối với khách hàng.
Nha Khoa Tân Định – Địa chỉ nha khoa bạn có thể yên tâm trao trọn niềm tin (Ảnh: Internet)
Nha Khoa Tân Định có gì đặc biệt?
Tại NKTĐ, chúng tôi luôn cố gắng để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ tận tình, vượt trội. Với sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ y bác sĩ, nhân vân hỗ trợ. Bạn sẽ được tư vấn và theo dõi quá trình trước, trong và sau giai đoạn điều trị.
Cơ sơ vật chất hàng đầu, đạt chuẩn thế giới chính là một trong những yếu tố khiến khách hàng tin tưởng và lựa chọn nơi đây (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, cơ sở vật chất ở đây đạt chuẩn chất lượng tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, quy trình cũng được thực hiện nhẹ nhàng.Từ đó, giúp đảm bảo đem lại hiệu quả cho khách hàng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến các vấn đề bị sâu răng khôn cần điều trị sao cho phù hợp với tình trạng hiện tại thì hãy liên hệ ngay với NKTĐ.
Sâu răng khôn là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu rơi vào tình trạng này. Những chia sẻ bổ ích được NKTĐ chia sẻ ở trên mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn. Bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này. Tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo để có được một hàm răng khỏe, đẹp nhé!
Tác giả: Nha Khoa Tân Định